Sản phẩm mới nhất là “băng gạc thông minh” do các nhà khoa học Đại học Harvard và Đại học Nebraska-Lincoln phát triển.
“Đây là loại băng gạc đầu tiên có khả năng đưa thuốc theo ý muốn. Đó là một tiến bộ to lớn so với các sản phẩm hiện hành” – theo Phó giáo sư Ali Tamayol thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Nebraska, người đồng thời cho biết công nghệ mới có thể ứng dụng trong các lĩnh vực kỹ thuật y sinh và y học.
Loại băng vết thương này làm từ vải bông (cotton) dệt xen với một vật liệu có đặc tính dẫn điện và được bao phủ bởi một loại gel có thể chứa đồng thời kháng sinh và thuốc giảm đau.
Các sợi vải được điều khiển bằng một thiết bị mỏng như con tem dán ngoài băng gạc, có khả năng nhận tín hiệu từ thiết bị di động để giải phóng thuốc với liều lượng và thời điểm mong muốn.“Đây là loại băng gạc đầu tiên có khả năng đưa thuốc theo ý muốn. Đó là một tiến bộ to lớn so với các sản phẩm hiện hành” – theo Phó giáo sư Ali Tamayol thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Nebraska, người đồng thời cho biết công nghệ mới có thể ứng dụng trong các lĩnh vực kỹ thuật y sinh và y học.
Qua thử nghiệm, nhóm nghiên cứu nhận thấy băng gạc thông minh chữa lành vết thương nhanh gấp 3 lần băng gạc thông thường.
Điều này sẽ có ích cho những người trải qua phẫu thuật, binh sĩ nơi chiến trường và hàng chục triệu bệnh nhân tiểu đường cần xử lý vết thương hở càng nhanh càng tốt để tránh nguy cơ hoại tử dẫn tới cắt cụt chi.
Riêng ở Mỹ hiện có khoảng 25 triệu người mắc bệnh dạng này.
Riêng ở Mỹ hiện có khoảng 25 triệu người mắc bệnh dạng này.