"Đại dịch trong bóng tối" là cách mà Liên Hợp Quốc gọi bạo lực đối với phụ nữ trong một báo cáo tháng 11/2021. Trong đó hơn 2/3 phụ nữ được khảo sát từ 13 quốc gia cho biết bạo lực gia đình tăng trong thời gian đại dịch ở nơi họ sống.
Tác động của đại dịch đối với phụ nữ ở Hàn Quốc khó đánh giá hơn, vì Hàn Quốc không nằm trong số các quốc gia được khảo sát trong báo cáo. Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc, các vụ bắt giữ vì bạo lực gia đình, đạt mức cao nhất vào năm 2019 là 49.873, đã giảm 10,8% vào năm 2020, năm đầu tiên của đại dịch. Con số trong 9 tháng đầu năm 2021 thấp hơn một chút so với con số cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, tư vấn bạo lực gia đình cũng giảm. Theo báo cáo hồi tháng 3 của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình, tổng số vụ tư vấn bạo lực gia đình giảm từ 421.916 vụ năm vào năm 2019 còn 396.951 vụ trong năm 2020.
Nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng số liệu có thể không nói lên toàn bộ câu chuyện. "Chúng ta phải xem xét các yếu tố khác, chẳng hạn như thực tế là nạn nhân của bạo lực gia đình khó khai báo hành vi lạm dụng hơn trong thời gian phong tỏa", Kim Hyo-jung của nghiên cứu của Viện Phát triển Phụ nữ Hàn Quốc cho biết. Sự hiện diện của bạn đời ở nhà, trong nhiều trường hợp là thủ phạm bạo lực gia đình, sẽ khiến họ khó khai báo hành vi lạm dụng hơn, bà nói thêm.
Chuyên gia đã chỉ ra một xu hướng đáng chú ý trong dữ liệu - sự gia tăng đáng kể trong báo cáo trực tuyến về bạo lực gia đình. Các trường hợp tăng hơn gấp đôi từ 11.075 trong năm 2019 lên 24.313 vào năm tiếp theo. Báo cáo bạo lực gia đình trực tuyến chiếm 2,6% trong tổng số vào năm 2019, nhưng đã tăng lên 6,1% vào năm 2020 và 7,2% trong nửa đầu năm 2021.
"Chúng ta có thể thấy rằng đã có sự thay đổi trong cách phụ nữ báo cáo các trường hợp lạm dụng. Trước COVID-19, hầu hết phụ nữ báo cáo các trường hợp lạm dụng bằng cách đến các cơ sở hoặc qua điện thoại", Kim nói.
Một yếu tố khác cũng cần được xem xét là đại dịch, đặc biệt trong những ngày đầu, đã ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà tạm lánh, trung tâm hỗ trợ và cơ chế báo cáo đối với các nạn nhân bạo lực gia đình.
Các cơ quan do chính phủ điều hành, bao gồm Trung tâm Gọi khẩn cấp cho Phụ nữ 1366, vận hành các trung tâm cấp cứu cho nạn nhân bạo lực gia đình. Tuy nhiên, chúng hoạt động như một cơ sở dùng chung. Vì vậy, nạn nhân bạo lực gia đình không thể nhận được sự giúp đỡ trong những ngày đầu của đại dịch vì các cơ sở này đã đóng cửa.
Cải thiện nhưng nơi trú ẩn và cơ chế báo cáo cũng được nhấn mạnh trong báo cáo tháng 11 của Liên Hợp Quốc như là chìa khóa để giảm bớt tình trạng bạo lực gia đình. "Các nỗ lực được thực hiện kể từ khi đại dịch bùng phát nhằm tăng cường các dịch vụ, bao gồm các nơi trú ẩn, đường dây nóng và cơ chế báo cáo, hỗ trợ tâm lý xã hội và phản ứng của cảnh sát để giải quyết vấn đề trừng phạt phải được duy trì như một ưu tiên của các kế hoạch phục hồi", báo cáo viết.
Ông Kim nhấn mạnh rằng các nghiên cứu sâu hơn về đối phó với bạo lực gia đình phải được thực hiện trong thời kỳ hậu đại dịch, đặc biệt là với các hoạt động về nơi trú ẩn và cung cấp thông tin về cơ chế báo cáo mà nạn nhân có thể dựa vào, trong bất kể hoàn cảnh nào.
"Phương tiện báo cáo bạo lực gia đình đang dần thay đổi sang trực tuyến, nhưng vẫn có những rào cản đối với một số nhóm tuổi. Cơ sở hạ tầng liên quan phải được thiết lập và thúc đẩy. Chúng ta phải đảm bảo rằng các nạn nhân bạo lực gia đình có thể nhận được sự giúp đỡ trong bất kỳ tình huống nào, cho dù đó là một đại dịch do virus hay một số dạng thảm họa khác".
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn