Đó luôn là điều đầu tiên mà những người làm công tác xã hội, tư vấn tâm lý mong muốn hỗ trợ và tìm ra các keyword hiệu quả nhất giúp họ. Và các chuyên gia luôn mong muốn truyền tải thông điệp, khi bị bạo lực, các nạn nhân hãy lên tiếng, hãy tìm mọi cách cứu mình.
Những số liệu điều tra quốc gia về tình hình bạo lực đối với phụ nữ trong năm 2019 từ kết quả phỏng vấn gần 6.000 phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 64 cho thấy,ở Việt Nam,hầu hết bạo lực đối với phụ nữ thường do chồng gây ra.Cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (62,9%) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần hay kinh tế, hay kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra trong đời.
So sánh kết quả số liệu cùng điều tra này năm 2010, tỷ lệ bạo lực trong đời đã giảm tới 1/3, ghi nhận nỗ lực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống bạo lực giới trong 1 thập kỷ. Nhưng điều đáng suy nghĩ, cũng như năm 2010, hầu hết những phụ nữ (90,4%) từng bị chồng/bạn tình bạo lực thể xác và/hoặc bạo lực tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ từ cơ quan cung cấp dịch vụ nhà nước. Họ bị khoá trong nguy cơ bị bạo lực một mình.
Kể từ khi COVID-19 bùng phát, tại các quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp, số ca bạo lực phụ nữ và trẻ em được họ ghi nhận có xu hướng tang. Ở Malaysia, số cuộc gọi đến đường dây nóng dành cho nạn nhân BLGĐ tăng 57% trong thời kỳ các lệnh về hạn chế đi lại đang được áp dụng.Tại tỉnh Hồ Bắc,Trung Quốc, số vụ BLGĐ tăng lên hơn gấp ba lần. Ở nước ta, Ngôi nhà Bình Yên, thuộc Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam, hotline của CSAGA đều tiếp nhận gấp đôi số lượng khách hàng so với bình thường từ khi chính quyền áp dụng các biện pháp phòng chống COVID-19.
Trong nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội ISDS và Trung tâm nghiên cứu khoa học sức khỏe-Trường Đại học Y tế công cộng vào tháng 8 năm 2020,tại Hà Nội, trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, trong số các phụ nữ tham gia nghiên cứu, có 34% bị bạo lực về kinh tế, 87.8% bị bạo lực tinh thần do chồng/bạn tình gây ra, 59% bị bạo lực thể xác và 25% bị bạo hành tình dục, 75.2% phụ nữ chịu tổn thương về mặt tâm lý, 43.3% bị chấn thương về mặt thể xác do BLGĐ. Khoảng 1/3 phụ nữ (31.7%) cần được chăm sóc y tế do các hành vi liên quan đến BLGĐ gây ra bởi chồng/ bạn tình.
Sau sự thay đổi do Covid 19, nhiều người làm việc tại nhà, hay một số người bị thất nghiệp đột ngột, khiến thời gian ở nhà với bạn đời/bạn tình nhiều hơn. Nhiều cặp đôi đã sử dụng khoảng thời gian này để "làm ấm" mối quan hệ gia đình, nhưng cũng có nhiều gia đình xảy ra bạo lực nhiều hơn. Việc chung sống trong một không gian, đặc biệt ở đô thị, nơi cánh cửa thường xuyên đóng kín, người bị bạo lực ít quen thân với hàng xóm,ngại chia sẻ ra bên ngoài thì việc thoát khỏi bạo lực là điều không hề dễ dàng.
Văn phòng hỗ trợ người bị bạo lực CSAGA đã chia sẻ một số kỹ năng để đảm bảo an toàn cho người bị bạo lực và con của họ trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Chuẩn bị sẵn một số điện thoại của người có thể trợ giúp cho các con và bản thân khi bạo lực xảy ra như người thân, hàng xóm, công an, đường dây nóng, hội phụ nữ...
Nói việc mình bị bạo lực với người tin tưởng và thống nhất với họ tín hiệu cần trợ giúp khi bạo lực xảy ra để nhờ họ can thiệp hoặc gọi công an.
Nhận diện các dấu hiệu gây bạo lực từ chồng/ bạn tìnhnhưmặt đối phương đỏ gay, giọng nói to, nghiến răng, tay nắm chặt lại hoặc đá đồ đạc..., lập tức tìm cách tránh đối diện với người gây bạo lực.
Nghĩ trước các địa chỉ có thể đến tạm lánh/ ở nhờ khi bị bạo lực xảy ra như gia đình người thân, bè bạn hoặc địa chỉ tạm lánh dành cho người bị bạo lực.
Chuẩn bị 1 túi an toàn gồm: một số tiền, quần áo, chìa khóa xe, giấy tờ tùy thân, giấy tờ của các con (nếu có). Để túi an toàn ở chỗ dễ lấy hoặc gửi người tin tưởng.
Cùng con tập dượt sẵn các kế hoạch an toàn mỗi ngày.
Nếu cuộc nói chuyện với chồng/ bạn tình đến hồi căng thẳng, hãy dừng lại. Hãy hít thở sâu, uống một cốc nước mát, đi bộ, đếm các nhịp chân của mình,nó sẽ giúp bạn bình tĩnh lại.
Đứng gần cửa ra vào hay cửa ngách khi có tranh luận hay cãi cọ để dễ thoát hiểm
Nếu chồng/bạn tình đánh đột ngột, hãy tìm cách di chuyển đến khu vực rủi ro thấp hơn trong nhà. Không chạy vào các góc chết như: tủ, phòng tắm, nhà bếp, không gian nhỏ hoặc cầu thang.
Phát tín hiệu "cấp cứu" để các con, người trợ giúp hoặc hàng xóm biết bạn đang bị bạo lực để kịp thời hỗ trợ.
Hãy luôn cầm theo điện thoại để gọi điện kêu cứu khẩn cấp.
Hiện nay, nhiều nam giới gây bạo vẫn có tư tưởng áp đặt và cho mình có quyền sử dụng bạo lực với người thân/vợ/bạn tình/con của mình. Việc sống chung và trò chuyện thay đổi nhận thức của người gây bạo lực luôn là một thách thức. Việc hỗ trợ nam giới gây bạo lực chấm dứt hành vi không thể chỉ một mình người trong cuộc và một cuộc nói chuyện, mà cần có sự hỗ trợ từ các bên liên quan theo quy định pháp luật.
Lựa chọn không gian riêng tư, yên tĩnh, nếu được tìm một nơi khác ngôi nhà. Nhưng nên báo với người trợ giúp về địa điểm, thời gian diễn ra cuộc trò chuyện để phòng ngừa bạo lực xảy ra.
Nên hẹn với người gây bạo lực trước ít nhất 5 ngày để họ có thời gian suy ngẫm và chuẩn bị trong tư thế bình tĩnh.
Nói rõ hành vi bạo lực của chồng đã gây tổn thương như thế nào cho vợ và các con. Khẳng định nó là vi phạm pháp luật.
Đưa ra các mong đợi của mình và đề nghị chồng/bạn tình chấm dứt hành vi bạo lực.
Lắng nghe các ý kiến của người gây bạo lực.
Cùng thống nhất các nguyên tắc ứng xử trong gia đình với người chồng/bạn tình.
Thể hiện sự kiên quyết nếu chồng/bạn tình không thay đổi sẽ tìm sự trợ giúp từ bên ngoài.
Bạn cũng có thể viết những điều trên, nếu bạn thấy khó khăn khi trao đổi trực tiếp.
Trong cuộc trò chuyện, bạn nên dùng ái ngữ, nếu một trong hai người nóng giận, lập tức dừng cuộc trò chuyện, đợi bình tĩnh mới tiếp tục nói chuyện.
Nếu được, trước cuộc trò chuyện, bạn nên tìm hỗ trợ từ chuyên gia như CSAGA hoặc người thân, hàng xóm, cán bộ tại địa phương hay các trung tâm tư vấn tâm lý để được hỗ trợ giải quyết khi người gây bạo lực không có dấu hiệu thay đổi.
1.Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA)- Số nhà 35, Ngõ 66 đường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại tư vấn và hỗ trợ miễn phí 24/7: 024 3333 55 99 - 0941409119. Ở đây cung cấp các dịch vụ: Hỗ trợ tâm lý, tư vấn phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới, bạo lực gia đình; Tư vấn cho nam giới trong việc giải quyết mâu thuẫn gia đình; Kết nối với các địa chỉ, dịch vụ hỗ trợ: nhà tạm lánh, luật sư, truyền thông, chính quyền địa phương; Hỗ trợ theo kiện với một số trường hợp cụ thể.
2.Trung tâm Công tác xã hội Hà Nội, 45 Bà Triệu, P.Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội, 024.33525662
3.Trung tâm Công tác xã hội Ánh Dương, 71Võ ThịSáu,P.6,Quận3, TP HCM, 028.38209426 và 028.38208470
4.Trung tâm Công tác xã hội Đà Nẵng, 0236.2214668
5.Ngôi nhà Ánh Dương Quảng Ninh, 1800 1769
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn