Thủy đậu là căn bệnh phổ biến ở hầu hết mọi độ tuổi, bệnh có xu hướng nặng hơn khi phát triển ở người trưởng thành. Căn bệnh này cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là ở phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch suy yếu.
Dưới đây là những giải thích cụ thể tại sao việc chủng ngừa lại quan trọng và bao nhiêu tuổi thì nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.
Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Đa số các trường hợp mắc thủy đậu thường nhẹ và bệnh có thể tự giới hạn sau 10-14 ngày, tuy nhiên cũng có một số biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Đa số các trường hợp mắc thủy đậu thường nhẹ và bệnh có thể tự giới hạn sau 10-14 ngày, tuy nhiên cũng có một số biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Một số đối tượng như trẻ sơ sinh, người bị suy giảm hệ miễn dịch và phụ nữ mang thai – có nhiều nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu.
>> Từ A đến Z về bệnh thủy đậu ở phụ nữ mang thai
Virus gây bệnh thủy đậu cũng có thể gây nên bệnh zona về sau. Zona là một bệnh gây phát ban đau đớn trên da và có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Trẻ em được chủng ngừa bệnh thủy đậu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona sau này.
Tiêm phòng là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh thủy đậu. Và khi số người được chủng ngừa bệnh thủy đậu càng cao, toàn bộ cộng đồng sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh này hơn. Vì vậy, tham gia chủng ngừa thủy đậu chính là hành động góp phần giúp bản thân và cộng động khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát bệnh thủy đậu trên diện rộng.
Tất cả trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn chưa được miễn dịch với bệnh thủy đậu cần tiêm 2 liều vaccine thủy đậu. Những người mới chỉ tiêm 1 liều vaccine thủy đậu cần tiêm thêm liều thứ hai để đảm bảo tác dụng của việc chủng ngừa.
Ngoài tiêm phòng thủy đậu thì trẻ em cũng cần tiêm thêm các mũi chủng ngừa khác theo giai đoạn (độ tuổi). Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm TẠI ĐÂY.
Đáp án của câu hỏi bao nhiêu tuổi nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu là:
- Đối với trẻ em:
- Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên cần chủng ngừa thủy đậu theo lịch chủng ngừa thông thường.
- Trẻ em cần tiêm 2 liều vaccine ở các độ tuổi sau: 12-15 tháng tuổi cho liều đầu tiên; 4-6 tuổi đối với liều thứ hai (hoặc sớm hơn cách 3 tháng sau khi tiêm liều đầu tiên)
- Trẻ em từ 1 đến 12 tuổi có thể chủng ngừa MMRV, là một loại vaccine kết hợp bảo vệ chống lại bệnh thủy đậu, bệnh sởi, quai bị và rubella. Bác sĩ sẽ tư vấn loại vaccine phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Đối với người lớn:
Nếu bạn chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu (nếu bạn chưa từng bị bệnh thủy đậu trước đây hoặc bạn chưa được chủng ngừa bệnh này), bạn cần tiêm 2 liều vaccine; 2 liều tiêm cách nhau khoảng 1 tháng.
Học sinh lớp 6 chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine thủy đậu cũng nên tiêm. Hầu hết học sinh lớp 6 đã được tiêm đủ 2 liều vaccine phòng bệnh thủy đậu khi còn nhỏ và không cần tiêm thêm. Thế nhưng, vì lí do nào đó trẻ chưa được tiêm đủ hoặc mới tiêm 1 liều thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và bổ sung đủ cho trẻ. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 3 tháng.
Vaccine chủng ngừa thủy đậu hiện nay cũng có sẵn dưới dạng 2 liều cho người từ 13 tuổi trở lên chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa. Hai liều tiêm ở độ tuổi này thường cách nhau 6 tuần.
Trẻ em mắc thủy đậu khi chưa tròn 1 tuổi cũng nên chủng ngừa. Ở độ tuổi dưới 12 tháng, cơ thể của trẻ chưa phát triển được khả năng miễn dịch lâu dài và hoàn toàn có thể mắc thủy đậu thêm lần nữa.
Và lưu ý sau mỗi lần chủng ngừa, bạn nên cất giữ hồ sơ hoặc sổ theo dõi để đảm bảo tiêm đúng lịch trình; tránh việc thiếu hoặc thừa liều tiêm.
Nguồn dịch:
1. https://www.healthlinkbc.ca/healthlinkbc-files/chickenpox-vaccine
2. https://www.vaccines.gov/diseases/chickenpox
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn