'Khoác áo mới' cho cuộc sống vợ chồng
Năm 53 tuổi, lần đầu tiên đi khám do thấy khó đi tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần, ông Nam được biết mình mắc phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, trước các biến chứng do phẫu thuật khối phì đại có thể xảy ra như tiểu không tự chủ, xuất tinh ngược dòng, viêm bàng quang…, ông Nam quyết định sẽ sống chung với khối phì đại này.
Tuy nhiên, càng ngày khối phì đại càng lớn dần, khiến cuộc sống của ông trở nên mệt mỏi. Ông thường xuyên có biểu hiện bí tiểu, đi tiểu không hết, tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm. Nhiều ngày ông Nam đã cố nhịn uống nước để đỡ phải đi tiểu nhưng cũng không xong. Tình trạng bí tiểu luôn khiến ông ấm ách, cảm thấy bức xúc, thường xuyên cáu gắt với vợ con. Thêm nữa, do khối u gây ảnh hưởng, không thể sinh hoạt tình dục bình thường, trong khi vợ còn trẻ (kém ông 12 tuổi), khiến ông Nam càng thêm bức xúc, thậm chí nhiều lần ghen tuông vô cớ dẫn tới bất hòa trong gia đình.
Gần đây, ông Nam thường phải đi tiểu tới 10 lần/đêm, mỗi lần đi tiểu mất 15-20 phút, rất khổ sở. Đồng thời chứng tiểu đêm làm ông mất ngủ, luôn trong tình trạng bơ phờ, mệt mỏi. Không chịu đựng thêm được nữa, ông Nam đành liên hệ với các bác sĩ và được giới thiệu điều trị bằng phương pháp nút mạch tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Hình ảnh khối phì đại tuyến tiền liệt trước và sau điều trị. Ảnh: BV Bạch Mai |
Hiện sau 4 tháng điều trị, cuộc sống của ông Nam đã hoàn toàn thay đổi: Có thể đi tiểu hoàn toàn chủ động, kiểm soát được việc đi tiểu của mình; có thể ngủ thẳng giấc từ 10 giờ tối đến sáng mới dậy đi tiểu. Không chỉ thoải mái trong mọi sinh hoạt, ông Nam còn có thể quay lại "chuyện chăn gối" với vợ một cách tự tin. Nhờ đó, tình cảm vợ chồng thêm thắm thiết, cũng không còn cảnh bất hòa như xưa.
An toàn, không biến chứng
TS Nguyễn Xuân Hiền, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, khoảng 60-70% nam giới từ 60 tuổi trở lên bị phì đại tuyến tiền liệt. Khi phì đại nhiều quá sẽ chèn ép vào cổ bàng quang và niệu đạo làm cho bệnh nhân bí tiểu, đi tiểu nhiều lần, nhất là ban đêm, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và bức xúc vì mất ngủ.
Trước đây, y học điều trị bệnh này bằng thuốc hoặc phẫu thuật mổ mở, nội soi... Tuy nhiên, các phương pháp này có nhiều hạn chế: Với dùng thuốc, người bệnh có thể bị tác dụng phụ của thuốc như hạ huyết áp; phẫu thuật có thể gây hậu quả ngoài mong muốn là xuất tinh ngược dòng, tiểu không tự chủ, xơ hóa cổ bàng quang...
TS Nguyễn Xuân Hiền, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, khoảng 60-70% nam giới từ 60 tuổi trở lên bị phì đại tuyến tiền liệt. Khi phì đại nhiều quá sẽ chèn ép vào cổ bàng quang và niệu đạo làm cho bệnh nhân bí tiểu, đi tiểu nhiều lần, nhất là ban đêm, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và bức xúc vì mất ngủ.
Trước đây, y học điều trị bệnh này bằng thuốc hoặc phẫu thuật mổ mở, nội soi... Tuy nhiên, các phương pháp này có nhiều hạn chế: Với dùng thuốc, người bệnh có thể bị tác dụng phụ của thuốc như hạ huyết áp; phẫu thuật có thể gây hậu quả ngoài mong muốn là xuất tinh ngược dòng, tiểu không tự chủ, xơ hóa cổ bàng quang...
Một ca nút mạch điều trị phì đại tiền liệt tuyến tại BV Bạch Mai. Ảnh: BV |
Tuy nhiên, với phương pháp nút mạch, người bệnh không phải chịu bất cứ một biến chứng nào, chất lượng cuộc sống được cải thiện và nhất là họ vẫn có thể sinh hoạt tình dục, thậm chí tiếp tục sinh con bình thường. Trường hợp tái phát thì vẫn có thể thực hiện can thiệp lần thứ 2.
Phương pháp này cũng khá an toàn, hầu như không có chống chỉ định tuyệt đối, ngoại trừ một số trường hợp mắc rối loạn đông máu nặng và dị ứng nặng với thuốc cản quang. Thậm chí đã có 2 trường hợp bệnh nhân bị suy tim vẫn thực hiện được.
Mặt khác, sau phẫu thuật, bệnh nhân bình phục nhanh, chỉ phải nằm viện 1 ngày. Chi phí cho 1 ca điều trị nếu không có bảo hiểm khoảng 20-25 triệu đồng nhưng nếu có bảo hiểm sẽ được thanh toán theo bảo hiểm, nên chi phí giảm đi rất nhiều.
Để thực hiện kỹ thuật này, các bác sĩ rạch 1 đường nhỏ 2mm phía trong đùi, luồn dây ống thông nhỏ dưới 2mm vào động mạch, sau đó bơm những hạt nhựa hình cầu vào các mạch máu nuôi u xơ, bịt kín lại. Do mạch máu được bịt kín nên u xơ bị cắt nguồn dinh dưỡng, không thể lớn thêm và lâu dần sẽ teo nhỏ, không chèn ép vào các bộ phận khác. Từ đó giảm hoặc hết tình trạng bí tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, đồng thời các chức năng khác cũng được phục hồi |