Để có một thể lực tốt, sức bền dẻo dai phục vụ cho mỗi trận đấu thì bên cạnh việc tập luyện, thực đơn dinh dưỡng trước và sau mỗi trận đấu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với vận động viên nói chung và các cầu thủ nói riêng.
Trong lần phỏng vấn gần đấy nhất với báo chí thì đội trưởng Hùng Dũng đã tiết lộ rằng: "Trước khi thi đấu khoảng 2 ngày thầy Park sẽ yêu cầu đầu bếp bổ sung vào thực đơn rất nhiều protein với các món chính như thịt bò và cá. Bệnh cạnh đó thì trước mỗi trận đấu HLV cũng yêu cầu đội phải nạp carbs thông qua cơm hay mì ý để có một thể lực tốt nhất".
2 món thường gặp trong chế độ ăn của tuyển U22 (Ảnh: kênh 14)
Việc khắt khe với chế độ ăn của các cầu thủ tuyển U22 không còn là điều xa lạ vì HLV Park Hang Seo cũng áp dụng điều này khi huấn luyện tập trung, chuẩn bị thể lực cho tuyển U23 hay tuyển quốc gia.
Như báo An Ninh thủ đô trước đây cũng đưa tin, khi sang Việt Nam tiếp nhận vị trí Huấn luyện viên, thầy Park đã đổi thực đơn hàng ngày của các cầu thủ với mong muốn họ có một sức bền, thể lực tốt hơn. Tuy nhiên thì việc tôn trọng văn hóa Việt Nam và văn hóa ẩm thực Việt Nam là 2 nguyên tắc mà thầy Park luôn khẳng định.
Hơn nữa trước khi thầy Park tới Việt Nam thì việc lập một thực đơn chi tiết cho cầu thủ trong 1 tháng là điều chưa từng có ở VFF. Thậm chí thầy Park còn cẩn thận tới mức tập hợp các học trò của mình lại, cho họ biết chi tiết về thực đơn chuẩn bị được áp dụng và tham khảo toàn bộ ý kiến của các cầu thủ.
Ông cho biết các cầu thủ có thân hình nhỏ bé nhưng không có nghĩa thể lực sẽ yếu vì thế để tăng cường thể lực thì bổ sung thực đơn gồm các món nhiều kcal. Đồng thời khuyến khích thêm việc cầu thủ tự uống nhiều sữa cũng như ăn đậu phụ hơn. Salad cá hồi hay bò bít tế là hai món mà thầy Park thường yêu cầu bổ sung cho các cầu thủ bên cạnh các bữa ăn đặc biệt khác.
Ông cũng cho biết: "Sau 70 phút thi đấu, sự chịu đựng có tiếp tục được hay không thì thực đơn là quyết định".
Hồi đầu tháng 1 khi tuyển Việt Nam tham gia Asian Cup 2019, ông Gerald Prinz, giám đốc ẩm thực tại một khách sạn nơi mà tuyển Việt Nam ở thi đấu đã tiết lộ rằng thực đơn mỗi ngày của các tuyển thủ Việt Nam đều có thêm nhân sâm vào nước uống trước khi thức dậy. Với đặc tính của mình nhân sâm sẽ giúp các cầu thủ có sức đề kháng tốt hơn, giảm mệt mỏi, thúc đẩy tư duy và thể lực nhờ quá trình ức chế và hưng phấn vỏ não.
Như vậy có thể thấy HLV Park Han Seo đã chú trọng như thế nào tới thực đơn cho các học trò của mình.
Cụ thể về một chế độ ăn tăng cường thể lực, sức bền "chạy không biết mệt", góp phần vào sự thành công của bóng đá Việt Nam trong các giải đấu như sau:
Trong ngày các cầu thủ sẽ có 3 bữa chính và từ 2 - 3 bữa phụ vì thế mà việc phân bố năng lượng hấp thụ qua chế độ ăn cũng cần phải được phân bổ hợp lý:
- Bữa sáng sẽ chiếm từ 20 - 25% năng lượng
- Bữa trưa: 30 - 35%
- Bữa chiều: 25 - 30%
- Bữa phụ: 10%.
Theo nghiên cứu thì trung bình nam giới cần bổ sung khoảng 2700 kcal mỗi ngày nhưng các cầu thủ lại cần bổ sung từ 4000 - 4500 kcal/ngày. Vì vậy mà chế độ ăn chia ra tương đương 1000 kcal cho bữa sáng, 2000 kcal cho bữa trưa và 1500 kcal cho bữa tối.
Các nhóm thực phẩm mà các cầu thủ cần bổ sung đầy đủ trong bữa ăn để phát triển thể lực cũng như hình thể bao gồm: protein, lipid, glucid, rau củ, sữa và các chế phẩm khác từ sữa.
Tác dụng của 5 nhóm thực phẩm này cụ thể như sau:
- Protein: có tác dụng duy trì sự tập trung và duy trì năng lượng lâu hơn cho các cầu thủ. Ngoài ra, sau trận đấu protein lại góp phần trong việc hồi phục thể lực, phục hồi cơ bắp cực tốt.
- Glucid: góp phần cung cấp một lượng lớn năng lượng cho cầu thủ, đây là thành phần cấu tạo của tế bào - mô, chúng giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt, đồng thời giúp não bộ và thần kinh được minh mẫn, phát triển.
Glucid góp phần cung cấp một lượng lớn năng lượng cho cầu thủ (Ảnh: Internet)
- Rau, củ: bổ sung rau củ trong bữa ăn giúp cầu thủ giảm đi hàm lương cholesterol xấu trong máu, bảo vệ xương khớp, tim mạch và kiểm soát được cân nặng.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: tốt cho hệ xương, chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như chát béo, đường, vitamin hay các khoáng chất giúp cho cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Tuy nhiên cần phải có một chế độ bổ sung hợp lý.
Các cầu thủ cần kiêng những chất kích thích như cafe đặc, rượu, bia, thuốc lá đồng thời bổ sung đầy đủ đủ nước cho cơ thể.
Đặc biệt là nên bù nước trước khi mất nước không nên đợi đến khi có biểu hiện mới bổ sung nên cần phải uống từ trước ngày diễn ra trận đấu.
Nếu soi kỹ info của lớp cầu thủ này, bạn sẽ không ngờ rằng họ đã có màn "dậy thì" khá thành công. Từ thân hình gầy nhẳng, cò hương sau khi vào đội tuyển, những cầu thủ trẻ này đã có một chế độ dinh dưỡng cùng lịch trình tập luyện khắt khe nên chỉ cần sau một thời gian, ai nấy đều trở nên "dai", ngoại hình to đô hơn.
Đoàn Văn Hậu:
So sánh hình ảnh Văn Hậu ngày xưa và hiện tại, dễ nhận thấy ngoại hình chàng cầu thủ đã cao lớn, điển trai hơn xưa (Ảnh: Kênh 14)
Nguyễn Quang Hải:
Quang Hải không còn gầy nhẳng mà đã có cơ bắp săn chắc với đôi chân mệnh danh "chạy không biết mệt (Ảnh: Kênh 14)
Hà Đức Chinh:
Đức Chinh cũng trở nên "to con" hơn (Ảnh: kênh 14)
Đỗ Hùng Dũng:
Hùng Dũng còn được mệnh danh là cầu thủ có thể lực sung mãn hàng đầu trong lứa tiền vệ Việt Nam. (Ảnh: kênh 14)
Huỳnh Tấn Sinh:
Sinh cũng có cơ bắp "cuồn cuộn" không thua kém gì các đồng đội của mình (Ảnh: Kênh 14)
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn