Ai là “Em Y”?
Ông Thành, chồng bà Nên, dạo này cứ từ Phước Long (Bình Phước) đi Sài Gòn suốt, việc nhà bỏ bê một mình vợ cáng đáng. Cái xưởng rang hạt điều của gia đình bà đang tất bật vô mùa, công nhân làm việc không kịp ngơi tay. Song, ông Thành nói cũng có lý, ông đi kiếm mối bán hàng chứ có đi chơi đâu. Hàng được mùa mà không bán nhanh thì tồn đọng để đâu cho hết.
Tuy nhiên, bà Nên lo vì chồng bà đi Sài Gòn do nghe lời bà An - một thương lái ở đó. Bà An trước đó kể rằng có công ty nước ngoài muốn nhập khẩu hạt điều, nên bà đi coi hạt điều của gia đình bà Nên có đạt tiêu chuẩn xuất khẩu không?
Bà An bảo, phải nghĩ tới xuất khẩu mới giàu được, chứ cứ trông vào cái lò rang hạt điều nhỏ xíu này hoài thì chỉ đủ ăn thôi. Ông Thành nghe vậy thích liền. Thế là ông đi riết, với hy vọng đổi đời, trở thành đại gia.
Lúc thì ông cầm mẫu tới Sài Gòn để giới thiệu cho đối tác, lúc ông đem đi đánh giá chất lượng, lúc ông tìm mua cái máy hút chân không công nghiệp, lúc phải đi thiết kế in ấn bao bì... Ông bảo, để xuất khẩu được, phải thay đổi nhiều lắm. Ông đi hoài vẫn chưa ký được cái hợp đồng xuất khẩu nào nhưng nguyên liệu thu mua quá nhiều, đành phải bán cho bà An giá rẻ để tiêu thụ trong nước.
Thêm nữa, ông Thành ngày càng chải chuốt hình thức khiến bà Nên sinh nghi. Hỏi thì ông chối: “Tôi phải tươm tất mới làm việc với người nước ngoài chứ. Vậy mà còn chưa ký được hợp đồng đó”.
Một hôm, ông đang tắm thì có cuộc gọi tới, thấy lưu chữ “Em Y”. Bà Nên nhấc máy thì nghe giọng ẽo ợt: “Anh làm gì mà mãi mới nghe điện thoại em gọi?”. Bà Nên vội cúp máy. Thoáng qua trong đầu bà một ý nghĩ, ai mà dám nói giọng điệu như vậy?
Một hôm, ông đang tắm thì có cuộc gọi tới, thấy lưu chữ “Em Y”. Bà Nên nhấc máy thì nghe giọng ẽo ợt: “Anh làm gì mà mãi mới nghe điện thoại em gọi?”. Bà Nên vội cúp máy. Thoáng qua trong đầu bà một ý nghĩ, ai mà dám nói giọng điệu như vậy?
Vội vã đi Vũng Tàu
Nhận được tin ông Thành đã đi Sài Gòn, thám tử tiếp cận bằng cách gọi điện cho ông xin hẹn gặp để hỏi mua hạt điều. Ông Thành hẹn ngày mai, vì bữa nay ông bận. Hôm sau, khi thám tử đến chỗ hẹn đã thấy ông Thành và bà An ở đó. Chủ yếu là bà An trao đổi công việc, còn ông Thành chỉ phụ họa. Khi thám tử báo cho bà Nên về mức giá mà bà An bán, bà Nên giật mình, vì nó cao gấp 3 lần so với giá bà An trả cho bà.
Sau khi làm việc xong, bà An về nhà, ông Thành hẹn với 1 người bạn ra quán lẩu dê lai rai rồi về khách sạn. Bà Nên nghe báo cáo, cho rằng bà An tuy là lừa tiền nhưng không phải là người phụ nữ “Em Y” đáng nghi kia. Vậy người đó là ai?
Hôm sau, tờ mờ sáng thám tử đã thấy ông Thành ra khỏi khách sạn. Ông không đi một mình mà cùng với một phụ nữ khoảng 30 tuổi, ăn mặc khá “mát mẻ”. Theo nhân viên khách sạn, cô ta đã thuê phòng từ sáng hôm kia. Ông Thành trưa mới tới và họ ở đó đến tối thì ra ngoài đi ăn.
Ngày hôm sau, ông Thành và bà An đi gặp thám tử (trong vai khách hàng) thì cô ta ra ngoài, chiều về trước ông Thành. Chính vì vậy mà những chuyện trước khi gặp được ông Thành, thám tử không biết. Giờ, thấy ông Thành đi cùng cô ta ra khỏi khách sạn, thám tử cũng bị bất ngờ.
Họ đi Vũng Tàu, ăn hải sản, tắm biển, hú hí với nhau. Đến chiều tối, ông Thành lại đưa cô ta về nhà bà An rồi bắt xe về Phước Long luôn. Thám tử tiếp cận với cô ta thì được biết đó là cháu họ của bà An, đã có gia đình nhưng chồng con ở quê, cô ta vô Sài Gòn kiếm sống.
Bà An lợi dụng cô cháu trẻ đẹp để lừa tình các “đại gia chân đất”. Hèn gì mà dù ông Thành có bán được hàng hay không thì lần nào vô Sài Gòn trở về, ông cũng gần như “cháy túi”. Bà Nên nghe xong chuyện chỉ còn biết kêu trời!
Bà An lợi dụng cô cháu trẻ đẹp để lừa tình các “đại gia chân đất”. Hèn gì mà dù ông Thành có bán được hàng hay không thì lần nào vô Sài Gòn trở về, ông cũng gần như “cháy túi”. Bà Nên nghe xong chuyện chỉ còn biết kêu trời!