Việc trẻ nhỏ có u bướu ở trên đầu thông thường có thể xuất hiện sau sinh từ 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, tình trạng này có thể lan rộng trên bướu huyết thanh và bướu máu.
Nguyên nhân xuất hiện tình trạng bé bị nổi cục u mềm trên đầu có thể do va chạm đầu trẻ với thành âm đạo của người mẹ sau khi sinh. Nhưng đối với những trường hợp sau sinh đã lâu trẻ vẫn xuất hiện cục u mềm trên đầu thì phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ lúc này cần quan sát xem vùng đầu của bé có bị va chạm vào đâu hay không.
Tốt hơn hết, để chắc chắn tình trạng bé bị nổi cục u mềm trên đầu do nguyên nhân nào và xử lý đúng cách thì bạn nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và tìm ra nguyên nhân chính xác.
Bé bị nổi cục u mềm trên đầu có thể xuất hiện do bướu huyết thanh và bướu máu. Những thông tin dưới đây sẽ giúp cung cấp cho bạn kiến thức cơ bản về hai bệnh này có thể xảy ra ở trẻ khiến bé bị nổi cục u mềm trên đầu.
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh được biết là một bất thường xảy ra tương đối phổ biến trong quá trình người mẹ chuyển dạ và sinh nở.
Tình trạng này là khi một lượng máu nhỏ tạo thành khối và sưng ngay ở trên da đầu của trẻ. Có thể thấy phần máu này ở bên ngoài hộp sọ của trẻ và điều này cho biết rằng không liên quan đến tình trạng xuất huyết não. Do đó có thể hiểu rằng bướu huyết thanh thường sẽ không để lại hậu quả gì nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
Đọc thêm: Tại sao trẻ ngủ không sâu giấc? Phụ huynh chăm sóc trẻ cần làm gì?
Như đã nói ở trên, bé bị nổi cục u mềm trên đầu do bướu huyết thanh thì bướu huyết thanh được tạo ra khi có áp lực chèn ép vào đầu trẻ trong quá trình người mẹ sinh con qua đường âm đạo.
Hơn nữa chấn thương vật lý bên ngoài này không có nguy hiểm. Tuy nhiên cũng có thể làm tổn thương hoặc vỡ các mạch máu rất nhỏ ở trên da đầu trẻ và khiến lượng máu này gom lại thành một khối sưng nhỏ ở đầu bé.
Ngoài ra, các công cụ hỗ trợ sinh sản gồm: kẹp sản khoa, các dụng cụ hút cũng được biết đến là một phần dẫn đến tình trạng bướu huyết thanh.
Bất cứ trẻ nào được sinh qua đường âm đạo hay còn được biết đến là đường sinh thường đều sẽ có nguy cơ tạo bướu huyết thanh.
Triệu chứng đặc trưng của bướu huyết thanh là sự phình ra của một khối mềm phía sau đầu trẻ và xuất hiện ngay sau khi em bé được sinh ra. Thời gian đầu chỗ phình này có cảm giác mềm khi bạn chạm vào.
Tuy nhiên theo thời gian thì khối sưng dưới da đầu này cũng bắt đầu vôi hóa và nếu sờ vào khối huyết thanh có cảm giác cứng và chắc hơn cho thấy quá trình vôi hóa này giúp cho bướu huyết thanh đang được thu nhỏ mà trẻ không cần nhận can thiệp nào khác.
Không chỉ xuất hiện khối sưng ở đầu mà bướu huyết thanh có thể gây ra một số triệu chứng khác ở trẻ như: vàng da, thiếu máu...
Thực tế cho thấy có rất nhiều phụ huynh lo lắng khi tình trạng bướu huyết thanh ở trẻ xuất hiện. Tuy nhiên, đây được biết là một tình trạng tương đối bình thường và trong 100 trẻ có khoảng 2 trẻ gặp phải tình trạng này.
Có thể hiểu rằng, bướu huyết thanh ở trẻ có nguy hiểm không thì câu trả lời là Không. Đây là một tình trạng vô hại đối với trẻ. Nhưng bướu huyết thanh có thể gây ra một số triệu chứng khác ở trẻ khiến cha mẹ hoặc người chăm sóc lo lắng như: vàng da, thiếu máu và nhiễm trùng.
Dù biết rằng hầu hết các bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh đa phần đều có thể tự lành. Tuy nhiên phụ huynh cũng tuyệt đối không chủ quan và nhớ theo dõi cũng như quan sát kỹ các triệu chứng của trẻ.
Nếu như bé bị nổi cục u mềm trên đầu mà có các dấu hiệu nguy hiểm như khối máu tự sưng to hơn, kèm theo đó là tình trạng sốt, da xanh xao hoặc vàng da thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để nhận thăm khám và điều trị kịp thời.
Bướu máu hay còn gọi là u máu ở trẻ được biết đến là một vấn đề sức khỏe lành tính và thường sẽ tự tiêu trước khi trẻ lên 10 tuổi. Lưu ý rằng dù là lành tính nhưng cũng có một số trường hợp u máu ở trẻ có thể tiếp tục phát triển và thậm chí xâm lấn các cơ quan khác và gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Tương tự như bướu huyết thanh ở trẻ, u máu xuất hiện ở khoảng 30% trẻ nhỏ trong tháng đầu sau sinh và đa số tình trạng này xuất hiện khi trẻ được 1 tuổi, cũng có một số ít người trưởng thành mắc bướu máu.
Đọc thêm: Nên xử lý bướu máu ở môi trẻ em như thế nào?
Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng cho tình trạng bướu máu ở trẻ. Hơn nữa, xu hướng này thường xuất hiện ở trẻ và có liên quan đến thành viên trong gia đình đã từng bị bướu máu.
Thông thường tình trạng u máu xuất hiện nhiều hơn ở bé gái so với bé trai. Đặc biệt, bướu máu xuất hiện và có nguy cơ cao hơn đối với trẻ sinh non.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thực chất không có một loại thực phẩm hoặc thuốc hay hoạt động nào trong thai kỳ được chứng minh rằng có thể gây ra bệnh bướu máu ở trẻ sơ sinh.
Thực tế thì bướu máu thường gặp ở trên da cũng có các triệu chứng khá rõ ràng. Đối với vị trí thường gặp của bướu máu ở ngoài da thì chúng sẽ xuất hiện có màu đỏ tươi hoặc tím, ấn mềm và nổi gồ ở phía trên bề mặt da cũng như sần sùi.
Hơn nữa, bướu máu còn có thể nhỏ như đầu ngón tay hoặc có kích thước đến 20cm và tình trạng này có thể có giới hạn rõ ràng, đồng thời cũng không làm trẻ bị đau.
Khi trẻ bị bướu máu thường sẽ xuất hiện ở một số vị trí như trên đầu, trên ngực hoặc trên lưng của trẻ. Đối với một số trẻ có bướu máu ở sâu hơn dưới da và bạn cũng có thể thấy da trẻ có màu xanh nhạt hoặc hồng với đường viền không rõ ràng.
Trong khi đó bướu máu còn có thể có hình dạng như một vết sưng nhỏ màu đỏ và lớn dần. Khi trẻ được 1 tuổi đến 1,5 tuổi thì bướu máu sẽ chuyển sang màu hồng nhạt, điều này cho biết các u máu của trẻ đang dần biết mất.
Lưu ý, đối với tình trạng bướu máu ở trẻ bé bị nổi cục u mềm trên đầu có thể gây chảy máu, nếu tình trạng chảy máu kéo dài có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng thành vết loét nếu không được vệ sinh sạch sẽ và vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, bướu máu ở trẻ nếu có kích thước lớn có thể gây ra một số triệu chứng như:
- Khiến trẻ bị đau bụng, vị trí đau nằm ở trên rốn hoặc hông bên phải.
- Trẻ hoặc người chăm sóc có thể sờ thấy khối u tại vị trí có bướu máu xuất hiện.
- Có thể chèn ép vào đường thở và khiến trẻ bị khó thở nếu u máu xuất hiện ở đường hô hấp.
Tương tự như bướu huyết thanh ở trẻ thì u máu cũng là một tình trạng bệnh lành tính và đa số đều sẽ tự teo đi khi trẻ lớn lên cũng như có thể tự khỏi được. Có rất ít trường hợp u tồn tại và phát triển to. Do đó, u máu thường nằm ngoài da nên cũng dễ dàng phát hiện giúp cho bác sĩ có các biện pháp điều trị và theo dõi kịp thời.
Tuy nhiên, phụ huynh khi phát hiện trẻ có u máu tuyệt đối không nên chủ quan vì cũng có một vài trường hợp u máu không tự teo mà có thể gây ra biến chứng ở trẻ.
Một số trường hợp khi u máu có thể gây ra nguy hiểm ở trẻ gồm:
- Khi u máu nằm ở họng có thể gây ra tình trạng khó thở ở trẻ nếu u máu phát triển lớn. Điều này còn khiến trẻ nuốt đau nếu khối u bị bội nhiễm và dễ gây ra tình trạng khàn tiếng và ho kéo dài.
Khi u máu xuất hiện ở thanh quản cũng có thể khiến cho trẻ ho ra máu nhiều, rất khó cầm máu cho trẻ nếu vị trí khối u của trẻ ở sâu. Trong các trường hợp này thì đa số bác sĩ sẽ khuyên người nhà nên quyết định cắt bỏ thanh quản bán phần hoặc toàn phần với mục đích lấy hết bệnh tránh tình trạng tái phát.
- Đối với u máu xuất hiện ở tim, tình trạng này còn có thể làm giảm lưu thông tuần hoàn qua tim do u máu chiếm chỗ và lâu dần còn có thể dẫn đến suy tim ở trẻ.
- U máu xuất hiện trong cột sống có thể là nguyên nhân làm yếu xương.
- Khi u máu trong gan có thể làm tắc một vài vi quản mật.
- Đối với u máu ở trong mắt thì có thể gây suy yếu thị lực.
- U máu ở trong tai còn có thể làm giảm thính lực của trẻ.
Một số trường hợp nghiêm trọng u máu còn có thể gây ra biến chứng loét, chảy máu hoặc bị nhiễm trùng hoại tử u. Khi bướu máu trên da gây tình trạng giãn da hoặc để lại sẹo không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn có thể ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của người bệnh.
Quá trình điều trị u máu được diễn ra bằng cách giảm kích thước và có thể tự biến mất và không cần điều trị đối với một số trường hợp. Tuy nhiên cũng không ít trường hợp bướu máu ở trẻ cần được điều trị bằng thuốc, laser với mục đích thu nhỏ bướu máu hoặc thậm chí còn có thể thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết.
Đối với các bướu máu quá lớn gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, một số vị trí cụ thể như bướu máu lớn ở miệng, mũi hoặc mắt có thể khiến trẻ gặp các khó khăn khi ăn uống, nghe hoặc nhìn.
Tình trạng bướu máu chảy máu thường xuyên cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
Phụ huynh chăm sóc trẻ nên chú ý, một số vấn đề khi trẻ bị bướu máu như:
- Thời gian để trẻ hồi phục khi bị u máu.
- Một số hoạt động khi trẻ vui chơi cần tránh và thời điểm nào trẻ có thể sinh hoạt trở lại bình thường.
Đối với quá trình chăm sóc trẻ, nên chủ động theo dõi và kiểm tra tình trạng trẻ. Đối với trường hợp trẻ khó chịu với bướu máu hoặc bướu máu ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần và thẩm mỹ của trẻ cần tìm tới bác sĩ để nhận tư vấn và điều trị đúng cách, kịp thời cho trẻ.
Tình trạng bướu máu ở trẻ sơ sinh vốn không phải bệnh khó điều trị và đây cũng là bệnh có thể tự biến mất. Tuy nhiên, không nên chủ quan vì bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ. Nếu phát hiện có bướu máu phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và theo dõi điều trị kịp thời.
Tình trạng bé bị nổi cục u mềm trên đầu có thể chỉ đơn thuần là bướu huyết thanh hoặc bướu máu ở trẻ. Dù là tình trạng bệnh bình thường và hầu hết các triệu chứng này đều hết khi trẻ lớn hơn. Nhưng phụ huynh hay người chăm sóc trẻ tuyệt đối không nên chủ quan. Cần nhớ rằng luôn theo dõi và kiểm tra sức khỏe của trẻ để đưa ra các cách xử lý kịp thời không ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ về sau.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn