Mới đây, tại Quảng Tây, Trung Quốc có một cậu bé 7 tuổi tên Yan Jue đã phải nhập viện điều trị hơn nửa tháng sau khi bị liệt nửa khuôn mặt do thói quen quạt đeo cổ mini liên tục vào ban đêm. Sau khi tỉnh dậy, Yan Jue phát hiện cơ mặt của mình tê cứng liền báo cho mẹ của cậu bé. Lúc này, mẹ cậu hốt hoảng đưa đến bệnh viện khám.
Qua lời kể của mẹ Yan Jue, do thời tiết nóng bức liên tục trong thời gian gần đây nên chị đã sắm cho con trai một chiếc quạt mini đeo ở cổ, mục đích là giúp cậu có giấc ngủ trưa ngon hơn, tuy nhiên mẹ cậu không biết rằng cách làm này đã làm khuôn mặt Yan Jue trở nên khó cử động, có thể gây liệt toàn bộ khuôn mặt nếu không điều trị đúng cách.
Bác sĩ Zheng Tengteng chẩn đoán khuôn mặt của Yan Jue đã liệt hoàn toàn, lý do đưa ra chính là quạt mini đeo cổ đã thổi thẳng vào mặt trong thời gian dài khiến toàn bộ mạch máu ở đây không thể lưu thông. Ngoài ra, bác sĩ giải thích việc bất kỳ tác động gió nào tập trung lên 1 bộ phận trên cơ thể người trong thời gian dài sẽ gây ra cơn đau.
Bác sĩ cho biết thêm ngoài bệnh lý liệt khuôn mặt, các bộ phận khác như mắt, mũi, miệng cũng bị cong vẹo, không thể hoạt động. Nặng nhất là liệt dây thần kinh số 7, chỉ cần 1 làn gió nhẹ cũng khiến khuôn mặt đau nhức.
Có trường hợp bác sĩ điều trị cho bệnh nhi 6 tuổi bị liệt mặt khi ngủ điều hòa. Buổi sáng bé ngủ dậy trong tình trạng miệng méo lệch sang trái, mắt nhắm không kín. Kết luận trẻ được chẩn đoán liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do nằm điều hòa quá lạnh, phả thẳng mặt vào ban đêm.
Những trường hợp như cậu bé Yan Jue hiện nay hay gặp, bố mẹ cần phải cẩn trọng khi làm mát cơ thể cho trẻ nhỏ. Không chỉ với các quạt mini, quạt gió, điều hòa, máy lọc không khí,... bất kể loại nào cũng có thể trở thành nguyên nhân gây liệt mặt, liệt dây thần kinh…
Đọc thêm:
Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi mùa hè đến, phụ huynh cần biết điều gì?
Thậm chí nhiều bác sĩ đã xếp những bệnh cấp cứu liên quan tới thiết bị làm mát là “bệnh điều hòa” - Đây là ý kiến của bác sĩ cấp cứu nổi tiếng Trung Quốc Zhong Haoran.
Các triệu chứng nguy hiểm khi nằm điều hòa gồm có:
- Tê cứng một bên mặt, hoặc cả 2 bên
- Mắt không thể nhắm hoàn toàn
- Không thể di chuyển lông mày
- Chảy nước dãi mất kiếm soát, không thể ăn uống, vệ sinh cá nhân bị ảnh hưởng
- Đau ở trong tai hoặc phía sau tai
Mỗi khi bạn, trẻ nhỏ hay người thân gặp phải vấn đề này, tuyệt đối không được can thiệp mà hãy chở ngay đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị.
- Bệnh lý liệt mặt, bao gồm cả dây thần kinh số 7, bố mẹ và trẻ luôn chú ý giữ ấm cơ thể, không để lạnh đột ngột.
- Khi bật điều hòa ban đêm, chú ý hẹn giờ điều hòa hoặc tắt khi nhiệt độ phòng đã mát. Trước khi rời phòng máy lạnh nên tắt máy, mở cửa phòng để điều hòa không khí giữa bên trong và bên ngoài.
- Bật điều hòa khi có trẻ em chỉ nên đặt khoảng 26-28 độ C (sẽ hơi nóng với người lớn, nhưng phù hợp với trẻ em). Ban đêm khi đi ngủ nên điều chỉnh lại nhiệt, tránh để trẻ nằm thẳng luồng gió, luôn đắp chăn mỏng trên bụng, giữ ấm lỗ chân lông, gan bàn chân, tránh bị cảm lạnh, đau bụng...
- Do trẻ nhỏ ngủ đạp chăn, nên để trẻ mặc quần áo cotton, chất thấm mồ hôi.
- Bố mẹ và trẻ nhỏ tuyệt đối không đi ngủ với tóc ướt hoặc quần áo ẩm ướt, rất dễ bị cảm lạnh.
- Nhiệt độ thích hợp nhất cho điều hòa khoảng 26-29 độ C và không được chênh lệch nhiệt độ ngoài trời và trong nhà quá lớn. Ví dụ, nhiệt độ bên ngoài khoảng 38-40 độ C vào mùa hè, vậy nhiệt độ trong phòng khoảng 28 độ là phù hợp.
- Nên lắp điều hòa cách mặt đất 1,7 mét trở lên so với nền nhà. Nếu lắp quá cao thì phòng sẽ không mát, còn lắp quá thấp dẫn đến cơ thể phải chịu trực tiếp luồng gió lạnh.
- Đặt 1 chậu nước trong phòng lạnh để tăng thêm độ ẩm cho da, mũi và miệng. Điều này quan trọng dành cho trẻ nhỏ.
- Sau khi vào phòng đừng vội bật điều hòa ngay, bởi cơ thể chúng ta đang quen với khí nóng bên ngoài, các mạch máu đang nở ra mạnh. Nếu bật điều hòa ngay ở nhiệt độ thấp nhất (16 độ) sẽ dẫn tới tình trạng mạch máu co rút đột ngột, nguy cơ gây ra bệnh tim mạch và mạch máu não. Tốt nhất, phòng của bạn nên có 1 chiếc quạt gió thông thường để điều hòa cơ thể, sau đó mới bật điều hòa.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn