Dịch đau mắt đỏ lây lan cả nước
Theo Sở Y tế TPHCM, địa phương ghi nhận 3.954 ca viêm kết mạc (đau mắt đỏ) trong ngày 13/9. Những ngày trước, số ca bệnh cũng xấp xỉ mức này, trong đó trẻ em chiếm tỷ lệ lớn, với khoảng trên 2.000 trường hợp mỗi ngày.
Thống kê sơ bộ của Bệnh viện Mắt Trung ương cho thấy, những tuần gần đây ghi nhận trung bình khoảng 700 trường hợp đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc) đến khám. Trung bình 100 ca khám có khoảng 30 ca đau mắt đỏ. Riêng tuần vừa qua là 800 ca, có một số ca biến chứng do đau mắt đỏ.
2/3 số trường học ở Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cũng đang lây lan bệnh đau mắt đỏ khiến hàng nghìn học sinh nơi đây phải nghỉ học.
Từ đầu tháng 9 đến nay, Hà Tĩnh ghi nhận hàng nghìn người mắc bệnh đau mắt đỏ, nhiều nhất với hơn 5.000 ca ở huyện Hương Khê.
Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ ghi nhận bệnh nhân đau mắt đỏ thời gian qua đến khám tăng gấp 2-3 lần cùng kỳ năm trước.
Số ca đau mắt đỏ tại Đà Nẵng cũng tăng đột biến.
Còn tại Bình Dương, bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám tại các bệnh viện đang có xu hướng tăng, với 2.300 ca mắc kể từ đầu năm, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân gây bệnh
Bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu
Tác giả bài viết
Bác sĩ khoa Ngoại - Phòng khám Đa Khoa Quốc tế Yersin, TP HCM
Kinh nghiệm làm việc:
2015 - 1/2016: Bác sĩ phòng khám Đa khoa Minh Quang, Biên Hòa.
1/2016 - 10/2018: Bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành.
10/2018 - 10/2019: Lớp Sơ bộ Ngoại tổng quát - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
Bệnh đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc mắt) là tình trạng viêm màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (tròng trắng mắt) và kết mạc mi.
Nguyên nhân bệnh rất đa dạng: virus, vi khuẩn, dị ứng, hoá chất, dị vật…
Năm 2023, xuất hiện các ca bệnh đơn lẻ, chủ yếu ở miền Bắc, Hà Nội vào cuối tháng 7. Số cas bệnh tăng nhanh và hiện đã xuất hiện các cas bệnh ở TP.HCM và tại đây, số ca bệnh tăng nhanh chóng khắp các tỉnh phía nam.
Năm nay, nguyên nhân gây nên các vùng dịch nhỏ là do hai chủng virus: enterovirus (Coxsackievirus A24 86%) và adenovirus (Adenovirus 54 (hAdV-54) 11% và Adenovirus 37 (hAdV-37) 3%)
Hai chủng này diễn biến lây lan nhanh, nhất là khu vực tập trung trẻ nhỏ: nhà trẻ, trường học, sân chơi,… sau đó về lây lan cho hộ gia đình rồi sang cộng đồng dân cư.
Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ năm 2023
Ban đầu là các triệu chứng không điển hình: đau nhẹ ở họng, sốt nhẹ, đau mỏi cơ, mệt mỏi, ho, sổ mũi. Các triệu chứng sau đó kéo dài 1-2 ngày rồi xuất hiện các triệu chứng ở mắt:
* Đỏ ở tròng trắng hoặc mí mắt bên trong.
* Chảy nước mắt nhiều.
* Cảm giác khó chịu ở 1 mắt sau đó lan sang cả cả 2 mắt.
* Ngứa mắt.
* Tầm nhìn mờ.
* Nhạy cảm với ánh sáng, chói- loá mắt.
* Mí mắt sưng.
* Các trường hợp nặng có sưng nề, phù cả giác mạc.
* Hiếm khi thấy chảy dịch vàng hoặc xanh. Chỉ xuất hiện khi có quặm mí hoặc bội nhiễm vi khuẩn khác.
Dịch bệnh năm nay diễn tiến rất nhanh và dễ lây hơn thông thường, biểu hiện bệnh ở cả người lớn và trẻ em.
Cần làm gì khi bị đau mắt đỏ?
Cách để hạn chế nhiễm bệnh trong giai đoạn này
Chú ý đeo khẩu trang và giữ khoảng cách vì virus lây truyền qua đường dịch tiết
Rửa tay sạch cả hai tay sau khi tiếp xúc với bệnh phẩm hoặc người mắc bệnh đau mắt đỏ. Tuyệt đối không đưa tay dụi mắt nếu chưa rửa tay.
Khi hắc xì (nhảy mũi) cần dùng khuỷu tay che lại. Nếu dùng bàn tay, phải rửa sạch hai tay bằng nước sạch ngay sau đó.
Dùng dung dịch nước muối sinh lý như NaCl 0.9% nhỏ cả hai bên mắt, rửa mắt sau khi về nhà.
Cố gắng tập thể dục, ăn uống đầy đủ, nâng cao sức khoẻ.
Không dùng chung vật dụng cá nhân. Không đi bơi khi bị đau mắt đỏ.
Dịch đau mắt đỏ năm nay hiện đang diễn biến hết sức phức tạp . Rất mong bằng các biện pháp phòng- chữa bệnh ở trên có thể giúp người dân có thêm kiến thức, nâng cao tinh thần phòng chống bệnh, kết thúc sớm giai đoạn dịch này.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn