Ung thư hạch là bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm, khiến người mắc bệnh vô cùng lo lắng đặc biệt là tiên lượng sống của người bệnh. Vậy ung thư hạch là loại ung thư như thế nào, người bệnh ung thư hạch sống được bao lâu? Tìm hiểu thêm thông tin về bệnh ung thư này qua bài viết dưới đây!
Ung thư hạch bạch huyết là trường hợp ung thư xảy ra với ung thư bắt đầu từ hạch bạch huyết còn được gọi là các lympho nhưng hiếm gặp hơn. Ngoài ra, loại ung thư hạch nguy hiểm là khi các tế bào ung thư bắt đầu từ nơi khác sau đó đi qua dòng máu và ở lại trong các hạch bạch huyết.
Triệu chứng của ung thư bạch huyết xảy ra từ sưng không đau diễn tiến chậm trong suốt một thời gian dài cho đến sưng phát triển lớn nhanh trong vòng vài ngày hoặc vài tuần.
Do đó, còn phụ thuộc vào nguồn gốc các tế bào ung thư cũng như khoảng cách đến các hạch bị sưng, bác sĩ sẽ đề xuất kế hoạch điều trị phù hợp cho người bệnh.
Việc theo dõi tình trạng ung thư hạch có ý nghĩa quan trọng khi chẩn đoán bệnh và điều trị cũng như tiên lượng sống. Người mắc ung thư hạch sống được bao lâu luôn là mối quan tâm của người mắc bệnh.
Ung thư hạch sống được bao lâu sau khi phát hiện bệnh với ước tính chung như sau:
- Có khoảng 80% bệnh nhân sống sót sau ung thư từ 1 năm trở lên sau khi được chẩn đoán.
- Khoảng 70% bệnh nhân sống sót sau ung thư từ 5 năm trở lên sau khi chẩn đoán.
- Khoảng 65% bệnh nhân sống sót sau ung thư từ 10 năm trở lên sau khi được chẩn đoán.
Ung thư hạch cấp thấp có thể khó loại bỏ hoàn toàn. Nhưng chúng có thể được kiểm soát trong vài năm. Bệnh nhân ung thư hạch sống được bao lâu còn phụ thuộc vào loại và giai đoạn của bệnh.
Dưới đây là số liệu thống kê thời gian sống của 2 loại ung thư hạch không Hogkin cấp thấp phổ biến nhất:
U lympho nang:
- Giai đoạn 1 và 2: Khoảng 90% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi họ được chẩn đoán.
- Giai đoạn 3 và 4: Khoảng 80% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi họ được chẩn đoán.
U lympho tế bào B phát triển chậm:
- Giai đoạn 1: Khoảng 80% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi họ được chẩn đoán.
- Giai đoạn 2: Khoảng 75% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi họ được chẩn đoán.
- Giai đoạn 3: Khoảng 50% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi họ được chẩn đoán.
- Giai đoạn 4: Khoảng 65% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi họ được chẩn đoán.
Bất ngờ trong số liệu thống kê là bệnh nhân u lympho tế bào B phát triển chậm ở giai đoạn 4 lại có tỷ lệ sống cao hơn ở giai đoạn 3. Điều này có thể là do 1 số yếu tố khác (không chỉ là giai đoạn) đóng một phần trong kết quả khảo sát "bệnh nhân ung thư hạch sống được bao lâu?" của một người.
Ví dụ với yếu tố là các phương pháp điều trị, mức độ đáp ứng điều trị và đặc điểm của loại ung thư cũng ảnh hưởng đến kết quả "bệnh nhân ung thư hạch sống được bao lâu?".
Ung thư hạch không Hodgkin cấp cao (tích cực) thường cần điều trị chuyên sâu hơn so với các loại cấp thấp nên mọi người cũng thường lo lắng nhiều hơn về khả năng bệnh nhân ung thư hạch sống được bao lâu.
Dưới đây là số liệu thống kê thời gian sống của 2 loại ung thư hạch không Hogkin cấp cao phổ biến nhất:
U lympho tế bào B khuếch tán lớn:
- Giai đoạn 1: Khoảng 65% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi được chẩn đoán.
- Giai đoạn 2: Khoảng 70% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi được chẩn đoán.
- Giai đoạn 3: Khoảng 50% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi được chẩn đoán.
- Giai đoạn 4: Khoảng 50% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi được chẩn đoán.
Có thể thấy, với U lympho tế bào B khuếch tán lớn, bệnh nhân ung thư hạch sống được bao lâu không những phụ thuộc vào giai đoạn mà còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như phương pháp và khả năng đáp ứng điều trị, thể trạng của bệnh nhân,...
U lympho Burkitt:
U lympho Burkitt là một loại ung thư hạch cao cấp ít phổ biến hơn có thể phát triển khá nhanh. Theo ước tính chung, có khoảng 60% bệnh nhân U lympho Burkitt sống sót sau ung thư từ 5 năm trở lên sau khi được chẩn đoán.
Theo thống kê bệnh nhân ung thư hạch sống được bao lâu vào năm 2012 của các thử nghiệm quốc tế lớn, số liệu dành riêng cho ung thư hạch Hodgkin là:
- Giai đoạn 1 và giai đoạn 2: Khoảng 90% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi chẩn đoán.
- Giai đoạn 3 và giai đoạn 4: Khoảng 75% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn sau khi chẩn đoán.
Bệnh nhân ung thư hạch sống được bao lâu nếu bệnh tái phát? Ngay cả khi ung thư hạch Hodgkin tái phát, nó cũng có thể tiếp tục được điều trị thành công. Tuy khả năng chữa khỏi bệnh ung thư hạch Hodgkin tái phát không cao, nhưng điều trị vẫn có thể kiểm soát bệnh và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Thực tế, người mắc ung thư hạch di căn thường có tiên lượng sống không thật sự khả quan. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có cơ hội sống thêm nhiều năm nếu quá trình chăm sóc và điều trị diễn ra phù hợp, hiện đại.
Với ung thư hạch Hodgkin giai đoạn di căn thì tỷ lệ sống thêm 5 năm là 78%. Vì vậy, người mắc ung thư hạch không nên quá lo lắng khi mắc bệnh và nản chí trong quá trình điều trị.
Đối với người mắc ung thư hạch không Hodgkin trong giai đoạn di căn thì tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư hạch u lympho tế bào B lớn lan tỏa là 55%. Trong khi đó với bệnh nhân ung thư hạch u lympho dạng nang là 84%.
Thực tế, ngoài các yếu tố phụ thuộc vào các giai đoạn của bệnh hoặc thời gian mắc bệnh hay phát hiện ung thư hạch để kiểm tra được tiên lượng ung thư hạch sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác:
- Ung thư hạch không phải là dạng Hodgkin:
Dựa theo chỉ số tiên lượng quốc tế (IPI)
Đối với chỉ số tiên lượng quốc tế sẽ giúp bác sĩ xác định thời gian sống cho người mắc ung thư hạch lympho có tiến triển nhanh. Đây là biện pháp được chứng minh đem lại hiệu quả hữu ích với hầu hết các u lympho khác ngoại trừ u lympho nang.
Do đó, chỉ số tiên lượng quốc tế này sẽ cho phép bác sĩ lên các kế hoạch điều trị tốt hơn so với việc chỉ dựa vào phân loại hoặc các giai đoạn của ung thư hạch. Vì vậy, điều này càng trở nên cần thiết hơn khi giúp bác sĩ lựa chọn đúng biện pháp điều trị và áp dụng các phương pháp điều trị mới đem lại hiệu quả tốt hơn cho người bệnh.
Ung thư hạch sống được bao lâu còn phụ thuộc vào 5 yếu tố chính:
- Độ tuổi của người mắc bệnh ung thư hạch.
- Giai đoạn ung thư hạch mà người bệnh đang mắc.
- Thực hiện kiểm tra ung thư hạch đã lan ra các cơ quan bên ngoài hệ thống bạch huyết hay chưa?
- Dựa trên mức độ người bệnh hoàn thành các hoạt động bình thường hàng ngày.
- Tùy thuộc vào nồng độ acid lactate dehydrogenase trong máu (LDH), tăng theo số lượng u hạch có trong cơ thể.
Đối với mỗi yếu tố tiên lượng kém sẽ được tính là một điểm và tiên lượng tốt được tính một điểm. Từ đó đưa ra 4 nhóm nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
- Chỉ số tiên lượng u lympho dạng nang (FLIPI):
Trong khi chỉ số IPI hữu ích cho hầu hết các u lympho nhưng nó không còn phù hợp để tiên lượng cho người bệnh ung thư u lympho dạng nang có xu hướng phát triển chậm.
Từ đó đánh giá thời gian sống của người bệnh u lympho dạng nang này thì các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ số tiên lượng u lympho nang (FLIPI).
Dựa theo chỉ số sẽ chia người mắc bệnh ung thư hạch lym[ho dạng nang thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ thấp, nhóm có nguy cơ trung bình và nhóm có nguy cơ cao.
Dù ở cách tính với IPI và FLIPI thì những người trong nhóm có nguy cơ thấp có xu hướng tiên lượng tốt hơn (thời gian sống dài hơn) so với những người thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại và giai đoạn bệnh, điều trị trước đó, thể trạng của người bệnh,... Vì vậy tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư hạch sống được bao lâu chỉ mang tính chất tương đối để tham khảo.
Nguồn tham khảo: https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/non-hodgkin-lymphoma/survival
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn