Thực tế, khó có thể trả lời chắc chắn về thời gian sống sót còn lại của người bệnh ung thư tuyến tụy, bởi nó còn phụ thuộc nhiều vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
Ung thư tuyến tụy sống được bao lâu? So với các bệnh lý ung thư khác ở hệ tiêu hóa, bệnh lý ung thư tuyến tụy khá hiếm gặp. Tuy nhiên, do mức độ ác tính của ung thư tuyến tụy rất cao nên khiến tiên lượng của bệnh nhân ung thư tuyến tụy trở nên dè dặt hơn rất nhiều.
Vì vậy, vấn đề bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu trở thành thắc mắc được các bệnh nhân và người nhà rất quan tâm.
Không có cách nào để chắc chắn về một con số cụ thể rằng một bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao nhiêu lâu. Các số liệu đưa ra đều chỉ là các khoảng ước lượng, dựa trên các thống kê theo từ số đông bệnh nhân. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tuyến tụy bao gồm:
- Giai đoạn phát hiện bệnh: Người bệnh được phát hiện bệnh ở giai đoạn càng sớm thì tiên lượng càng tốt, thời gian sống sót của bệnh nhân càng dài. Thời gian sống của bệnh nhân được phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 dài hơn nhiều so với các bệnh nhân được phát hiện khi ung thư đã ở giai đoạn di căn xa.
- Loại ung thư tuyến tụy mắc phải: Ung thư tuyến tụy nội tiết có tiên lượng tốt hơn đáng kể so với ung thư tuyến tụy ngoại tiết.
- Sức khỏe nền của bệnh nhân: Bệnh nhân có sức khỏe tốt, ít bệnh nền có tiên lượng tốt hơn và thời gian sống thường kéo dài hơn so với những bệnh nhân có sức khỏe yếu, mắc các nhiều bệnh lý (tim mạch, gan, thận,...).
- Đáp ứng với điều trị: Khả năng đáp ứng với điều trị của một bệnh nhân cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng bệnh nhân ung thư tụy sống được bao lâu. Người bệnh được điều trị đúng phương pháp, đáp ứng điều trị tốt sẽ cho lại tiên lượng khả quan hơn.
Đọc thêm:
Đau lưng ở vị trí này không còn bình thường vì rất có thể là triệu chứng ung thư tuyến tụy
Giải đáp thắc mắc của hàng triệu người vệ căn bệnh nguy hiểm ung thư tuyến tụy có di truyền không?
Ung thư tuyến tụy ngoại tiết chiếm phần lớn các trường hợp ung thư tuyến tụy. Vì thế khi nhắc đến ung thư tuyến tụy thì người ta thường nghĩ đến ung thư tuyến tụy ngoại tiết. Tuy nhiên, điều không may là ung thư tụy ngoại tiết thường có tiên lượng xấu. Các thống kê cho thấy rằng:
- Chỉ có khoảng 25% số bệnh nhân mắc ung thư tuyến tụy ngoại tiết còn sốt sót sau 1 năm.
- Sau 5 năm kể từ thời điểm phát hiện bệnh, chỉ còn khoảng 5% số bệnh nhân còn sống sót.
Điều này là bởi các bệnh nhân ung thư tuyến tụy ngoại tiết thường được phát hiện khá muộn. Có đến 52% số bệnh nhân được phát hiện bệnh khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn di căn xa.
Do ung thư đã lan rộng ra nhiều hệ cơ quan khác nhau, vì thế chỉ có khoảng 10% số bệnh nhân còn có thể thực hiện điều trị bằng phẫu thuật. Số bệnh nhân còn lại chủ yếu điều trị bằng hóa trị và xạ trị. Nên tiên lượng xa thường kém hơn so với khi được phẫu thuật triệt căn ung thư.
Các trường hợp ung thư tuyến tụy nội tiết khá hiếm gặp trên thực tế. Tiên lượng của ung thư tuyến tụy nội tiết cũng tốt hơn nhiều so với ung thư tuyến tụy ngoại tiết. Người ta ước tính rằng:
- Trên 80% số bệnh nhân có thể sống sót sau 1 năm chẩn đoán bệnh.
- Sau 5 năm chẩn đoán bệnh thì có đến hơn 40% số bệnh nhân còn sống sót.
Tuy nhiên, do là thể bệnh hiếm nên vẫn còn thiếu nhiều nghiên cứu để có thể đưa ra kết quả chính xác hơn về tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tuyến tụy nội tiết.
Có thể thấy rằng, ung thư tuyến tụy là loại ung thư có độ nguy hiểm rất cao và việc bệnh nhân ung thư tuyến tụy sống được bao lâu cũng phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, bệnh nhân cần phải tuân thủ tốt phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh, nâng cao tiên lượng sống sót.
Nguồn tham khảo:
https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/pancreatic-cancer/survival
https://emedicine.medscape.com/article/280605-overview#a6
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn