Bệnh quai bị thường bị có những biểu hiện như sốt, đau đầu, sưng hai bên mang tai... Nhưng bệnh quai bị có bị sưng cổ không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời.
Thông thường bệnh quai bị thường gây đau, nhức và sưng ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai (vùng má và hàm). Sưng thường đạt đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 ngày. Sau đó giảm dần trong tuần tiếp theo.
Thường thì các mô sưng lên sẽ đẩy góc của tai lên và hứng ra ngoài. Khi tình trạng sưng tấy trở lên trầm trọng hơn, góc xương hàm bên dưới tai sẽ bị che mất đi, không còn nữa.
Điều này bạn cũng không sờ thấy được xương hàm vì sưng mang tai. Một bên mang tai có thể sưng trước bên còn lại, điều này thường gặp ở 25% bệnh nhân, chỉ sưng một bên. Các tuyến nước bọt khác như dưới hàm và dưới lưỡi, dưới sàn miệng cũng có thể sưng lên nhưng không nhiều, chỉ chiếm khoảng 10%.
Với những thông tin được chia sẻ trên, bạn đã có thể hiểu hơn về bệnh quai bị. Cũng như bệnh quai bị có bị sưng cổ không? Mặc dù bệnh quai bị không sưng ở vùng cổ. Chủ yếu sưng ở hai bên mang tai, sưng hàm dưới, dưới lưỡi, dưới sàn miệng nhưng rất hiếm gặp.
Khi không may bị mắc quai bị, bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc chống viêm. Bởi nó không có tác dụng ngăn chặn các biến chứng. Tính đến thời điểm hiện tại chưa có bất kỳ loại thuốc điều trị đặc hiệu nào, mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng.
Đặc biệt là với trẻ em khi mắc bệnh quai bị cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế ngay. Để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hướng dẫn điều trị, chăm sóc đúng cách. Nhằm hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra.
Mắc quai bị còn có thể gặp phải một số dấu hiệu khác như: Sưng đau tuyến nước bọt là gì? Khi nào là dấu hiệu của quai bị.
Mặc dù quai bị không bị sưng ở cổ. Thế nhưng thực tế có một số bệnh có chung biểu hiện ban đầu với quai bị như: sốt, kém ăn, sưng ở hai bên mang tai,… khiến cho nhiều người lầm tưởng đó là bệnh quai bị. Điển hình như một số bệnh thường gặp dưới đây, rất dễ gây nhầm lẫn.
Một số bệnh viêm nhiễm vùng đầu cổ như: viêm mũi xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm lợi, viêm các tuyến nước bọt… Biểu hiện ban đầu đa số là sốt, kém ăn, khi nhai hoặc nuốt có cảm giác đau, gây sưng ở cổ. Nhưng theo thời gian chỗ sưng này cũng biến mất khi khỏi bệnh.
Bên cạnh những hạch bạch huyết, tại vùng cổ cũng có thể xuất hiện những u, hay nang lành tính. Gây sưng ở cổ, sờ vào không cảm thấy đau khiến cho chúng ta đôi khi nhầm lẫn với quai bị.
Một vài bệnh lành tính khác ở vùng cổ như: các ũ bã, u mỡ, u nang giáp móng,… Để biết được chính xác, bạn nên thăm khám và chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm, tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Thực tế, có một số loại bệnh ung thư gây sưng ở vùng cổ như U Lympho ác tính không Hodgkin. Thậm chí gây di căn từ các bệnh ung thư khác như: ung thư trong khoang miệng, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản,…
Vì thế, để biết chính xác dấu hiệu sưng ở cổ của mình là lành tính hay ác tính. Bạn cần đến khám tại các trung tâm y tế chuyên khoa có uy tín, nhằm thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, khi bạn bị sưng tuyến giáp, bướu cổ, viêm tuyến giáp,… cũng có thể gây sưng ở vùng cổ.
Với những thông tin tổng hợp trên, bạn đã có thể biết được quai bị có sưng cổ không? và khi sưng cổ là dấu hiệu của những loại bệnh nào, thường nhầm với bệnh quai bị nhất. Từ đó có lên kế hoạch thăm khám, điều trị và chăm sóc đúng cách, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân cũng như người thân trong gia đình.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn