Ung thư cổ tử cung là bệnh phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 35 - 44. Tuy nhiên, có hơn 15% các ca mắc mới là ở phụ nữ trên 65 tuổi, đặc biệt là ở những người không đi sàng lọc ung thư thường xuyên.
Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào trong cổ tử cung phát triển bất thường. Hầu hết các trường hợp bị ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV. Ngoài ra, bạn có thể có nguy cơ mắc ung tư cổ tử cung cao hơn nếu bạn:
- Bắt đầu quan hệ tình dục lần đầu tiên trước 16 tuổi hoặc trong vòng 1 năm kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt
- Có nhiều bạn tình
- Uống thuốc tránh thai, đặc biệt là trong thời gian trên 5 năm
- Hút thuốc lá
- Hệ miễn dịch kém
- Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).
Thường thì bạn sẽ không phát hiện được các triệu chứng sớm của ung thư cổ tử cung cho tới khi vào giai đoạn muộn hơn nếu như không thăm khám và sàng lọc định kì. Chúng có thể bao gồm:
- Đau khi quan hệ tình dục
- Chảy máu âm đạo bất thường, chẳng hạn như sau khi sinh hoạt tình dục, giữa các kì kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh hay sau khi đi khám phụ khoa
- Tiết dịch âm đạo bất thường.
Sau khi di căn, ung thư cổ tử cung có thể gây ra:
- Đau vùng xương chậu
- Khó tiểu
- Chân bị sưng
- Suy thận
- Đau xương
- Chán ăn, giảm cân
- Mệt mỏi.
Các bác sĩ cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng việc chảy máu âm đạo sau mãn kinh chưa bao giờ là bình thường. Vì thế bạn cần thăm khám càng sớm càng tốt.
Ung thư cổ tử cung phát triển chậm vì vậy nếu như phát hiện sớm nhờ sàng lọc thông qua xét nghiệm PAP trước khi bệnh gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ có tiên lượng rất tốt.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hay còn gọi là ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 nghĩa là lúc này các tế bào ung thư chỉ phát triển ở cổ tử cung. Phương pháp điều trị chính của giai đoạn này là phẫu thuật, ngoài ra xạ trị và hóa trị có thể được bác sĩ chỉ định thêm nhằm tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại hoặc khi bạn đang ở giai đoạn IB.
Tế bào ung thư phát triển trong mô tử cung từ 3 - 5mm ở giai đoạn IA chỉ có thể nhìn thấy bằng kính hiển vi hoặc kính soi cổ tử cung. Ở giai đoạn IB, tế bào ung thư trong mô tử cung sâu hơn 5mm nhưng không quá 2cm và hầu hết có thể quan sát được mà không cần kính hiển vi.
Như đã nói ở trên, với bất kì một loại ung thư nào bao gồm cả ung thư cổ tử cung khi được phát hiện sớm sẽ có tiên lượng tốt.
Trong một số trường hợp, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi - có nghĩa là tế bào ung thư được tiêu diệt và biến mất hoàn toàn trong quá trình điều trị kèm theo không bao giờ tái phát.
Tuy nhiên, rất khó để biết chắc chắn rằng ung thư sẽ không bao giờ tái phát. Do đó trong y khoa, các bác sĩ sẽ sử dụng thuật ngữ "thuyên giảm" để thay thế. Sự thuyên giảm một phần có nghĩa là có ít dấu hiệu và triệu chứng của ung thư hơn. Bệnh thuyên giảm hoàn toàn có nghĩa là không có dấu hiệu ung thư có thể phát hiện được.
Theo các nghiên cứu trước đây, nhiều người được điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu đã thuyên giảm, chỉ với
Cơ sở dữ liệu SEER cung cấp thống kê tỷ lệ sống sót cụ thể dựa trên tỷ lệ phần trăm những người sống sót trong ít nhất 5 năm sau khi chẩn đoán ung thư, so với phần còn lại của dân số, cụ thể:
- 58% ung thư cổ tử cung khu vực, trong hoặc xung quanh khung chậu
- 17% đối với ung thư cổ tử cung đã di căn xa hơn.
Cùng với giai đoạn mắc thì các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới tiên lượng sống của bệnh nhân bao gồm:
- Tình trạng sức khỏe tổng thể
- Các tế bào ung thư đã di căn tới máu hay các hạch bạch huyết chưa
- Mức độ đáp ứng với các phương pháp điều trị.
Tóm lại với vấn đề ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có chữa được không thì câu trả là là chữa được. Phát hiện càng sớm thì tiên lượng của bệnh nhân càng cao. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường tại vùng kín, tốt nhất chị em nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn