Bệnh viêm kết mạc do virus (đau mắt đỏ do virus) là gì?

08:10 | 07/12/2020;
Viêm kết mạc, hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ là bệnh lý phổ biến, thường do nhiễm trùng gây ra. Trong đó viêm kết mạc do virus là phổ biến nhất. Bệnh không nghiêm trọng nhưng cần được chăm sóc tốt để tránh bị ảnh hưởng tới thị lực.

1. Bệnh viêm kết mạc do virus là gì?

Bệnh viêm kết mạc do virus là tình trạng kết mạc bị nhiễm virus gây viêm. Vì là do virus gây ra nên bệnh lây lan rất nhanh.

Viêm kết mạc do virus thường bắt đầu ở một mắt và sau đó lan sang mắt kia.

2. Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc do virus

- Mắt hồng hoặc đỏ dữa dội.

- Cộm và khó chịu ở mắt. Cảm giác như có sạn trong mắt.

- Đau mắt nhẹ.

- Chảy nước mắt sống.

- Mắt tiết nhiều ghèn, thường là ghèn có màu trong.

- Mí mắt có thể bị sưng và đỏ.

- Viêm kết mạc do virus có thể kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân khác. Ví dụ như đau họng, ho, chảy nước mũi, sưng hạch bạch huyết trước tai và các triệu chứng cảm lạnh khác.

>> Hướng dẫn phân biệt đỏ mắt do đau mắt đỏ và các bệnh lý dễ nhầm lẫn khác

3. Nguyên nhân gây bệnh

Đúng như tên gọi của nó. Viêm kết mạc do virus là do virus gây ra, phổ biến nhất là adenovirus. Đây là chủng virus gây cảm lạnh thông thường và nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác.

adenovirus viêm kết mạc do virus

Viêm kết mạc do virus thường được gây ra bởi adenovirus type 3, 7, 8 và 19 (Ảnh: Internet)

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn của viêm kết mạc do virus bao gồm:

- Enterovirus.

- Virus Herpes simplex , virus gây bệnh mụn rộp, thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt.

- Herpes zoster ophthalmicus , liên quan đến bệnh zona.

- Viurs gây mụn rộp như mụn cóc, mụn nước.

- Bệnh sởi.

- Quai bị.

- Rubella, còn được gọi là bệnh sởi Đức.

Đối với những trường hợp bị viêm kết mạc do virus herpes simplex , virus mụn rộp hoặc varicella-zoster , virus gây bệnh thủy đậu và bệnh zona,.... thì bệnh khá nghiêm trọng. Bệnh có thể gây ra các vấn đề về mắt lâu dài nếu không được quản lý hiệu quả.

4. Điều trị

4.1. Điều trị tại nhà

Trong đa số các trường hợp, bệnh nhân bị viêm kết mạc do virus chỉ cần chăm sóc và điều trị tại nhà. Bệnh sẽ tự hồi phục sau 1 - 2 tuần.

- Chườm lạnh hoặc chườm ấm để giảm sưng, giúp mắt dễ chịu hơn.

- Làm sạch dịch tiết từ mắt bằng vải sạch, miếng bông vô trùng hoặc bông gòn thấm nước. Chú ý dùng riêng khăn cho mỗi mắt để tránh tình trạng lây nhiễm giữa 2 mắt.

bệnh viêm kết mạc do virus

Chú ý dùng khăn riêng cho mỗi mắt để tránh lây nhiễm viêm kết mạc do virus. (Ảnh Internet).

- Sử dụng nước mắt nhân tạo hoặc nước muối sinh lý để làm sạch và bôi trơn mắt.

> Hướng dẫn vệ sinh mắt khi bị đau mắt đỏ đúng cách" data-rel="follow" style="text-align: justify; background-color: rgb(255, 255, 255);">>> Hướng dẫn vệ sinh mắt khi bị đau mắt đỏ đúng cách

- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ để nâng cao thể trạng, chống lại nhiễm trùng.

- Ngủ đủ giấc sẽ giúp mắt có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Không để mắt quá căng thẳng, tránh các thiết bị điện tử, tránh đọc sách quá lâu,....

- Khi ra ngoài nên đeo kính để bảo vệ mắt khỏi khói bụi và gió.

- Không day hoặc dụi mắt, tránh làm tổn thương giác mạc, khiến bệnh nặng hơn.

- Tránh sử dụng kính áp tròng cho đến khi nhiễm trùng đã khỏi hoàn toàn.

4.2. Điều trị bằng thuốc

Vì không có thuốc đặc trị virus nên việc điều trị viêm kết mạc do virus sẽ tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ khác nhau. Đối với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus.

Đôi khi bệnh nhân cũng cần thiết phải sử dụng thuốc nhỏ mắt steroid. Mặc dù thuốc steroid có thể rất hiệu quả, nhưng nó có thể gây ra các tác dụng phụ và biến chứng nghiêm trọng và thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.

Người bệnh cần chú ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng thuốc và đúng liều lượng. Khi tra thuốc để để mắt chạm vào đầu lọ thuốc. Nhỏ thuốc từ từ, sau đó nhắm mắt lại vài giây để thuốc thấm sâu, tăng hiệu quả điều trị.

Tuy nhiên, sẽ có những sai lầm khi điều trị đau mắt đỏ mà bạn cần tránh để không gây biến chứng nặng, tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY.

5. Biến chứng

Nếu không được kiểm soát tốt, viêm kết mạc do virus có thể tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm như:

- Bội nhiễm vi khuẩn.

- Khô mắt nặng.

- Viêm kết mạc mãn tính.

- Viêm giác mạc có thâm nhiễm dưới biểu mô.

- Loét giác mạc.

- Sẹo giác mạc.

Các biến chứng trên có thể làm suy giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí dẫn đến mù lòa.

6. Viêm kết mạc do virus ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây viêm kết mạc do virus ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do người mẹ truyền những virus gây ra mụn rộp sinh dục cho con trong quá trình sinh nở. Ngay cả khi người mẹ không có triệu chứng gì vẫn có thể mang mầm bệnh và truyền sang cho con. Trẻ sơ sinh sức đề kháng cực kỳ yếu nên rất dễ chịu ảnh hưởng từ những virus này.

Bệnh viêm kết mạc do virus (đau mắt đỏ do virus) là gì? Đau mắt đỏ do virus có uống thuốc kháng sinh được không? - Ảnh 4.

Sức đề kháng ở trẻ sơ sinh cực yếu nên rất dễ chịu tác động của virus từ mẹ (Ảnh: Internet)

Các virus thường gây viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh là:

- Adenovirus (virus gây cảm lạnh).

- Virus gây mụn rộp ở miệng và sinh dục

- Herpes simplex 1.

- Herpes simplex 2.

Triệu chứng viêm kết mạc do virus ở trẻ sơ sinh thường là hai mí mắt sưng đỏ, mắt đỏ, chảy nước mắt, mắt tiền nhiều ghèn, khó mở mắt.

Vì mắt của trẻ sơ sinh rất yếu, nên cần điều trị bệnh kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Do không có thuốc đặc trị virus nên biện pháp điều trị viêm kết mạc do virus ở trẻ sơ sinh chủ yếu giúp làm giảm triệu chứng bằng cách rửa mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào tình trạng cụ thể bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus hoặc các loại thuốc khác.

Để phòng tránh viêm kết mạc do virus ở trẻ sơ sinh, trước và trong khi mang thai, người mẹ cần thăm khám phụ khoa để ngăn ngừa và điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm sinh dục.

7. Các phương pháp phòng bệnh

- Tránh tiếp xúc gần với những người bị đau mắt đỏ.

- Giữ vệ sinh tốt, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc nước rửa tay.

- Có thể vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý.

- Tránh chạm vào mắt khi tay không sạch.

- Tránh dùng chung khăn mặt, khăn tắm, mỹ phẩm, chăn gối và các đồ dùng cá nhân khác.

- Vệ sinh mắt sạch sẽ sau khi bơi tại bể bơi công cộng.

- Thực hiện lối sống lành mạnh và có chế độ dinh dưỡng tối ưu để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại virus tốt hơn.

Đối với bệnh nhân bị đau mắt đỏ do virus, cần giữ vệ sinh cá nhân, tránh đến các nơi công cộng để phòng ngừa lây nhiễm cho cộng đồng. Khi cần thiết thì có thể nghỉ học hoặc nghỉ làm cho đến khi các triệu chứng của viêm kết mạc do virus hết. Thường là khi mắt không còn đỏ và kích ứng.

8. Các câu hỏi thường gặp

8.1. Bệnh viêm kết mạc do virus có lây không?

Viêm kết mạc do virus là bệnh dễ lây và lây lan rất nhanh chóng. Do đó, mọi người cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, hạn chế chạm tay lên mắt,... để tránh bị lây bệnh. Đối với bệnh nhân nên hạn chế đến nơi công cộng, có thể nghỉ học hoặc nghỉ làm cho đến khi nghỉ bệnh để tránh truyền nhiễm bệnh ra cộng đồng.

Bệnh viêm kết mạc do virus (đau mắt đỏ do virus) là gì? Đau mắt đỏ do virus có uống thuốc kháng sinh được không? - Ảnh 5.

Viêm kết mạc do virus là bệnh dễ lây và lây lan rất nhanh chóng (Ảnh: Internet)

8.2. Bệnh viêm kết mạc do virus có nguy hiểm không?

Đây là 1 căn bệnh lành tính, không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, trong thời gian mắc bệnh, người bệnh cần chú ý chăm sóc mắt thật tốt, tránh để bệnh biến chứng, có thể làm ảnh hưởng đến thị lực.

8.3. Bệnh viêm kết mạc do virus có thể tự khỏi không?

Bệnh có khả năng tự hồi phục sau 1 - 2 tuần nếu được kiểm soát tốt. Nếu các triệu chứng nặng, hoặc không thuyên giảm sau 2 tuần, bạn nên đến bác sĩ để được điều trị kịp thời.

8.4. Loại thuốc nào giúp điều trị bệnh viêm kết mạc do virus?

Hiện chưa có thuốc đặc trị viêm kết mạc do virus. Các phương pháp điều trị đều nhằm mục đích giảm triệu chứng, giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng virus.

8.5. Làm sao để phân biệt viêm kết mạc do vi khuẩn và do virus

Chúng ta không thể tự phân biệt viêm kết mạc do vi khuẩn và do virus chỉ dựa vào các triệu chứng. Để phân biệt, bạn cần đến bệnh viện để làm xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm dịch tiết từ mắt.


Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn