Bí ẩn đằng sau việc Trái Đất rung chuyển cứ sau 26 giây 1 lần

12:15 | 26/06/2023;
Trái Đất rung chuyển cứ sau 26 giây 1 lần, điều kỳ lạ là các nhà khoa học không biết nguồn gốc của sự rung động, và điều kỳ lạ hơn nữa là sự rung chuyển này chỉ bắt đầu vào ngày 6 tháng 6 năm 1961.

Vào ngày 6 tháng 6 năm 1961, nhà địa chất Oliver lần đầu tiên phát hiện ra rung động định kỳ này, ông tin rằng nó đến từ lòng đất của mảng Đại Tây Dương, và rằng rung động sẽ mạnh hơn ở Bán Cầu Nam vào mùa đông.

Tuy nhiên giới khoa học hiện nay lại cho rằng rung động thường xuyên định kỳ này là các trận động đất nhỏ cũng đã bị thu hẹp từ Đại Tây Dương đến phần dưới bề mặt của Vịnh Guinea ở Tây Phi.

Bí ẩn đằng sau việc Trái Đất rung chuyển cứ sau 26 giây 1 lần - Ảnh 1.

Nhịp đập - hay còn được gọi là “microseism” (tạm dịch: động đất hiển vi) trong từ điển của ngành địa chấn học - lần đầu tiên được ghi nhận vào đầu thập niên 60 bởi nhà nghiên cứu Jack Oliver, lúc bấy giờ ông đang công tác tại Đài quan sát Địa chất Lamont-Doherty. Theo nhận định của ông, nhịp đập tới từ “miền Nam hoặc khu vực sát xích đạo của biển Đại Tây Dương”; nhịp sẽ mạnh hơn vào những tháng hè của Bán Cầu Bắc (cũng là tháng mùa đông của những khu vực Bán Cầu Nam).

Lý thuyết hiện tại cho rằng động đất thực chất là sự giải phóng năng lượng từ lớp vỏ, dẫn đến sự xuất hiện của sóng địa chấn. Tuy nhiên, có quá nhiều nguyên nhân có thể hình thành các trận động đất nhỏ, ngoài các hoạt động của lớp vỏ, núi lửa phun trào, các vụ thử hạt nhân, thì thậm chí cả các hoạt động của con người cũng có khả năng dẫn đến những trận động đất yếu, nhưng những trận động đất này không theo chu kỳ và đây là lần đầu tiên các nhà khoa học gặp phải tình trạng Trái Đất rung chuyển cứ sau 26 giây 1 lần.

Về nguyên nhân của rung động, giới khoa học vẫn chưa thể đưa ra lời giải thích rõ ràng trong suốt nhiều thập kỷ nghiên cứu, nhưng có một số nhà khoa học cho rằng thủ phạm của rung động thực sự là Mặt Trời, cách xa 150 triệu km.

Garrett Uler, một nhà khoa học tại Đại học Washington, tin rằng do Vịnh Guinea gần xích đạo và Mặt Trời tác động lên xích đạo nhiều nhiệt hơn những nơi khác, nên các dòng hải lưu gần xích đạo sẽ thường xuyên va vào bờ biển của Vịnh Guinea, gây ra những trận động đất siêu nhỏ, tình huống này giống như khi bạn gõ nhẹ vào mặt bàn thì đầu kia của mặt bàn sẽ rung lên.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với lời giải thích này. Nhóm các nhà khoa học của Trung Quốc lại tin rằng nguồn gốc của vi địa chấn xung 26 giây không phải là sóng đánh vào thềm lục địa, mà là hoạt động của núi lửa, bởi vì có một ngọn núi lửa trên đảo gần Vịnh Guinea, và núi Aso của Nhật Bản cũng đã từng gây ra các trận động đất nhỏ.

Thế nhưng, cả hai cách giải thích này đều không giải quyết được một vấn đề, đó là nếu các trận động đất vi mô định kỳ là do sóng biển hoặc hoạt động núi lửa gây ra thì tại sao điều này không xảy ra ở những nơi khác trên Trái Đất, tại sao lại có động đất dưới lòng đất ở Vịnh Guinea?

Trái Đất có nhiều khu vực gần xích đạo giống như Vịnh Guinea, và cũng có rất nhiều khu vực gần núi lửa, vậy tại sao những trận động đất định kỳ như vậy chỉ xảy ra ở đây?

Vì vậy, cho đến nay, trận động đất siêu nhỏ với chu kỳ 26 giây dưới lòng đất ở Vịnh Guinea vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải, vẫn còn những lỗ hổng trong lời giải thích về sức nóng của Mặt Trời khiến sóng ập vào bờ biển, hay lời giải thích về núi lửa gần đó. Bởi vậy, dù ở thế kỷ 21 ngày nay, Trái Đất vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn đối với con người.

Bí ẩn đằng sau việc Trái Đất rung chuyển cứ sau 26 giây 1 lần - Ảnh 4.

Hơn nửa thế kỷ sau lần đầu tiên giới khoa học nghe thấy nhịp đập lạ kỳ, câu trả lời vẫn chưa ngã ngũ. Nhiều nhà khoa học cho rằng vẫn còn những khía cạnh đáng để nghiên cứu hơn trong ngành địa chấn, đơn cử như vẽ bản đồ địa chất Trái Đất, còn nhịp đập kỳ lạ “không có ý nghĩa gì với việc tìm hiểu cấu trúc lòng đất”.

Trên thực tế, trong lĩnh vực khoa học, từ lâu đã có câu nói "loài người hiểu biết về vũ trụ hơn Trái Đất", bởi vì muốn lên vũ trụ thì con người chỉ cần đạt tốc độ vũ trụ cấp 1 (với Trái Đất thì vận tốc vũ trụ cấp 1 xấp xỉ bằng 7,9 km/s), nhưng muốn khám phá bên trong Trái Đất thì nó lại đòi hỏi phải khoan sâu xuống đất. Và cho tới tận ngày nay, nhưng lỗ sâu nhất do con người khoan mới chỉ đạt độ sâu chưa đầy 13 km, và nó thậm chí còn chưa xuyên qua lớp vỏ chứ đừng nói đến lớp phủ và lõi.

Sở dĩ xảy ra hiện tượng này là do nhiệt độ bên trong Trái Đất quá cao, tầng đá quá cứng, khi mũi khoan chạm tới độ sâu 10.000 mét, lực hấp dẫn của chính nó và lực hấp dẫn của Trái Đất đã lấn át mũi khoan, và khi đó việc khoan sâu hơn vào bên trong Trái Đất sẽ giống như việc bạn dùng sợi bún để chọc thủng đá.

Còn nếu bạn nghĩ đến việc khoan từ đáy biển thì lại càng không thể, bởi vì nơi sâu nhất của rãnh Mariana cũng chưa đầy 12 km, trong khi đó độ dày trung bình của vỏ Trái Đất lên tới 37 km. Do đó, việc khoan lỗ từ đáy biển dưới áp suất cao của nước biển là rất khó và có nhiều nguy hiểm khó lường tới.

Do đó, trong tương lai gần, trước khi có một bước đột phá lớn trong công nghệ vật liệu, con người thực sự không thể khám phá bên trong Trái Đất, và những điều chưa được giải quyết bên trong Trái Đất sẽ vẫn còn trong giai đoạn bí ẩn chưa được giải quyết trong một thời gian dài.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn