Veronica, thiếu nữ 18 tuổi ở London (Vương quốc Anh) chia sẻ trong một buổi nói chuyện về tác động của ly hôn đến các lứa tuổi ở trường.
“Năm nay tôi 18 tuổi. Bố mẹ tôi ly hôn năm tôi 10 tuổi. Kể từ đó, thế giới an toàn của tôi đã sụp đổ. Tôi từng tự đổ lỗi cho bản thân, rằng tôi đã làm điều gì đó sai lầm, khiến bố bỏ lại tôi, em tôi và mẹ.
Tôi như kẻ mất hồn suốt thời gian khá dài. Việc bố ra đi vì người phụ nữ khác như nhát dao đâm vào trái tim tôi. Quá thất vọng, cho đến nay tôi vẫn không thể tha thứ hành động đó của bố. Suốt 2 năm đầu sau ngày bố mẹ ly hôn, tôi đã chờ đợi sự sám hối nào đó của bố.
Nhưng không có gì cả. Tôi không còn niềm tin bố muốn duy trì mối quan hệ với chúng tôi. Tôi cố gắng tự an ủi, tìm kiếm sự tĩnh tại nhưng vẫn luôn ngủ mơ, thích nói chuyện một mình và luôn có cảm giác nghi ngờ mọi người xung quanh.
Đã 3 năm tôi vật lộn vất vả với tạo dáng cơ thể của mình. Tôi mắc chứng Bulimia (rối loạn ăn uống). Tôi cảm thấy ngày càng bất an. Đôi lúc, nhất là thời gian những cơn thèm ăn vô độ và nôn ói tấn công, tôi đuối sức với bất cứ việc gì.
Chưa bao giờ tôi hài lòng với bản thân, cho dù thật sự các chỉ số cơ thể của tôi hoàn toàn không phải giảm béo. Đã nửa năm tôi uống thuốc trị Bulimia. Tôi cũng gõ cửa phòng khám của chuyên gia tâm lý và tham gia chương trình tâm lý trị liệu. Ở đó tôi được biết, chứng bệnh Bulimia của tôi có thể bắt nguồn từ bệnh tâm lý do bố mẹ ly hôn.
Chưa bao giờ tôi hài lòng với bản thân, cho dù thật sự các chỉ số cơ thể của tôi hoàn toàn không phải giảm béo. Đã nửa năm tôi uống thuốc trị Bulimia. Tôi cũng gõ cửa phòng khám của chuyên gia tâm lý và tham gia chương trình tâm lý trị liệu. Ở đó tôi được biết, chứng bệnh Bulimia của tôi có thể bắt nguồn từ bệnh tâm lý do bố mẹ ly hôn.
Tôi không có động cơ giành phần thắng trong cuộc chiến với chứng bệnh này. Đôi lúc tôi có cảm giác, chính Bulimia là bạn đích thực của tôi, bởi sự thật, không có ai yêu tôi. Tôi vô cùng đau khổ”.
Chắc chắn, nhiều người trong các vị phụ huynh không nghĩ rằng, tất cả những gì chúng ta làm, những lời chúng ta phát ngôn, những phản ứng của chúng ta, những giá trị chúng ta tôn thờ, đều có tác động rất lớn đến những đứa con của chúng ta.
Tình trạng sống thiếu trách nhiệm của cha mẹ, sự lười nhác vượt qua khó khăn, tình trạng thiếu nhất quán trong hành xử, khát vọng chủ quan, những sở thích nghiện ngập và ham tìm thú vị phòng the, sống ảo tưởng như hy vọng mối quan hệ mới sẽ mang lại tình yêu và hạnh phúc, chính là nguyên nhân đích thực của không ít tai họa giáng xuống cuộc đời con trẻ.
Đối với tất cả trẻ thơ, cha mẹ ly hôn là tai họa cuộc đời. Nó trở thành vết thương hở và không bao giờ lành miệng. Trẻ cảm thấy bị lừa dối và rất cô đơn, không phụ thuộc vào thực tế, bố mẹ chia tay nhau theo cách nào, họ cãi nhau hoặc không hề trò chuyện với nhau. Trẻ thường coi bản thân có lỗi dẫn đến sự ly hôn của bố mẹ. Trẻ liên tục sống trong căng thẳng, cảm giác bị đe dọa và mất an toàn. Tất cả tác động tiêu cực đến hành vi, sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ.
Tác động cuộc ly hôn của bố mẹ đến các con đã được các nhà tâm lý nghiên cứu và rút ra sự ảnh hưởng chung với các lứa tuổi.
Trẻ dưới 3 tuổi có thể phản ứng bằng chạy lùi về những giai đoạn phát triển trước đó, như trở về thời kỳ bú chai và nhai ti cao su, ngại ngồi bô, ngại tự đi toilet, giảm phát ngôn và ngại đi lại.
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo trở nên ngang ngạnh và không vâng lời. Có thể xuất hiện tình trạng khó ngủ, rối loạn ăn uống, những cơn tức giận và hung hãn bất thường như đập phá đồ đạc, lăn ra sàn nhà ăn vạ vô cớ, những thói quen nóng nảy như tự quấn xoăn tóc, nhai quần áo, mút ngón tay, cắn móng tay...
Trẻ lứa tuổi đi học phản ứng bằng biểu hiện tiếc nuối và buồn. Khi ấy thường xuất hiện hành vi tức giận với cha hoặc mẹ mà trẻ đang sống cùng và nhớ cha/ mẹ đã ra đi. Trẻ thường thực hiện những hành vi nhằm thu hút sự chú ý của mọi người như gây gổ trong lớp học, bỏ nhà, lười học, ghen tỵ với bạn cùng lứa có gia đình yên ổn, hạnh phúc.
Trẻ lứa tuổi dậy thì phản ứng hoàn toàn khác. Chúng thường thực hiện những hành vi quá khích, hy vọng khỏa lấp cảm giác đau khổ như quan hệ trai gái bừa bãi, những thử nghiệm với rượu, thuốc lá, ma túy... Bố mẹ ly dị để lại vết thương suốt đời cho con cái.
Vết thương gây di chứng cho cả thế hệ nối tiếp. Con cái gia đình tan vỡ thường sớm hoạt động tình dục, thường gặp khó khăn khi xây dựng gia đình, tỷ lệ ly hôn cao gấp đôi bình thường. Đến tuổi trưởng thành, nhiều nạn nhân khổ sở vì bệnh trầm cảm, những rối loạn sinh lý và rối loạn cá tính.
Vết thương gây di chứng cho cả thế hệ nối tiếp. Con cái gia đình tan vỡ thường sớm hoạt động tình dục, thường gặp khó khăn khi xây dựng gia đình, tỷ lệ ly hôn cao gấp đôi bình thường. Đến tuổi trưởng thành, nhiều nạn nhân khổ sở vì bệnh trầm cảm, những rối loạn sinh lý và rối loạn cá tính.