Bí mật trên chuyến bay dân dụng

18:28 | 11/04/2016;
Tại sao phải ngồi thẳng và khóa dây an toàn? Tại sao cửa sổ máy bay phải mở rèm khi cất và hạ cánh? Công việc thực sự của tiếp viên hàng không là gì?

Một blogger từng hoạt động nhiều năm trong ngành hàng không đã tiết lộ những điều bí mật mà bạn chưa từng được nghe khi bạn đi máy bay. 

nhung-bi-mat-trong-hanh-trinh-bay-chua-ai-noi-voi-ban-3.JPG

1. Thời điểm nguy hiểm nhất trong suốt chuyến bay, không kể chuyến bay đó dài hay ngắn, là việc máy bay hạ cánh và cất cánh. Đây là thời điểm dễ phạm sai lầm. Trong suốt hành trình bay trên không hầu hết máy bay đều được điều khiển  bởi máy tính, còn trong quá trình cất và hạ cánh, nó lại hoàn toàn phụ thuộc vào người phi công.

2. Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao tiếp viên hàng không luôn phải đảm bảo bạn ngồi trong tư thế thẳng lưng và thắt đai an toàn, khay đựng đồ phải được xếp gọn gàng? Trong trường hợp nguy cấp, cần phải sơ tán toàn bộ hành khách ra khỏi máy bay, đường đi ở giữa sẽ không còn là lối đi duy nhất nữa, bạn sẽ phải thoát ra bằng bất kỳ lối nào kể cả cửa sổ. Và để đi đến được cửa sổ thì tất nhiên, mọi trướng ngại vật như bàn ăn phải được dọn dẹp gọn gàng.

nhung-bi-mat-trong-hanh-trinh-bay-chua-ai-noi-voi-ban-2.jpg

3. Đừng bao giờ uống cà phê trên máy bay. Chúng là những loại nước có thể uống được nhưng không có gì để đảm bảo là chúng vệ sinh khi mà khu vực giải quyết chất thải trên máy bay được đặt ngay gần nước dùng.

4. Tiếp viên hàng không luôn phải canh chừng những “con sâu rượu” trên máy bay. Nếu bạn yêu cầu phục vụ quá nhiều rượu và bắt đầu có biểu hiện say thì tiếp viên hàng không sẽ chỉ pha một chút rượu rum với coke để phục vụ, thay vì cung cấp thêm rượu cho bạn.

5. Không chỉ học cách phục vụ hành khách trên máy bay, tiếp viên hàng không còn được huấn luyện các kỹ năng an toàn khác như cách hô hấp nhân tạo, sử dụng máy rung tim, học tự vệ, học cách đối phó với các hành khách “ngang bướng”, đảm bảo hành khách không được tiếp cận buồng lái, cách xử lý với những tình huống phải sơ tán hành khách.

nhung-bi-mat-trong-hanh-trinh-bay-chua-ai-noi-voi-ban-1.jpg

6. Mọi chuyến bay đều có thể được đặt chỗ vượt quá số lượng. Đây là một sự thực vì có nhiều trường hợp khách hàng lỡ mất chuyến bay do ngủ quên hay vì một số lý do khác. Và các hãng hàng không thì không bao giờ muốn một chuyến bay chỉ bay với một nửa số ghế, sẽ tốn rất nhiều chi phí.

7. Bạn có biết tại sao các hãng hàng không thường đưa ra rất nhiều chi phí vô lý trên tất cả mọi thứ hay không? Lý do ở đây là chi phí cấp nhiên liệu. Chi phí cấp nhiên liệu luôn ở mức rất lớn, nhiều khi các hãng hàng không phải nghĩ ra đủ các thể loại chi phí từ phí ngồi, phí hành lý… để có thể cung cấp đủ nhiên liệu.

8. Tại sao phải mở cửa sổ khi cất cánh và hạ cánh? Bởi vì trong suốt thời gian cất cánh và hạ cánh, tiếp viên phải nhìn ra ngoài cửa sổ để đảm bảo rằng máy bay an toàn. Có nghĩa là không có khói hay bất kỳ hiện tượng cháy nổ nào gần máy bay. Ở vị trí tiếp viên, họ không thể quan sát được toàn bộ vì vậy mở cửa sổ là cách để hành khách giúp họ phát hiện ra những mối nguy. Cũng với lý do này mà khi cất cánh, máy bay không bao giờ tắt đèn.

nhung-bi-mat-trong-hanh-trinh-bay-chua-ai-noi-voi-ban-4.jpg

9. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ có thể “câu” được một chiếc vé ở khoang hạng nhất với giá cực kỳ ưu đãi trong vòng 24 giờ trước khi chuyến bay khởi hành. Nếu bạn có nhu cầu, hãy gọi đến hãng hàng không mà bạn muốn trong vòng 24 giờ trước khi chuyến bay khởi hành để kiểm chứng điều này.

10. Nếu chuyến bay của bạn bị hủy hoặc trì hoãn, đừng đứng chờ trong hàng dài ở các cửa soát vé hoặc quầy vé hay than vãn nhiều lời. Hãy gọi ngay đến số điện thoại phục vụ khách hàng, họ sẽ giúp bạn đặt lại vé. Có thể chuyến bay gần nhất sẽ chỉ còn 10 ghế và nhỡ đâu bạn may mắn nắm được một trong số ghế đó.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn