Rất nhiều cặp cha mẹ đã chuẩn bị tâm lý sẵn cho việc sinh con thứ hai. Tuy nhiên, hầu hết nó chỉ dừng ở vấn đề kinh tế, ít được nhắc đến ở khía cạnh tình cảm và chuẩn bị kĩ cho khía cạnh này.
Tình cảm không chỉ đơn thuần là tình cảm giữa bố mẹ và con cái mà còn là tình yêu thương giữa anh chị lớn và đứa trẻ mới được sinh ra.
Một câu chuyện mới đây được bà mẹ có tên Xiao Jie (31 tuổi, Thâm Quyến, Trung Quốc) chia sẻ trên một nhóm hội bỉm sữa để làm bài học cho tất cả các bà mẹ khác.
Xiao Jie kể, cô có hai đứa con nhỏ, con trai mới chỉ 1 tuổi và chị gái 5 tuổi. Cô từ lâu rất vui mừng vì hai bé trộm vía dễ nuôi, khoẻ mạnh, chị gái cũng rất yêu quý em trai, thường xuyên chia sẻ đồ chơi với nhau. Tuy nhiên, dạo gần đây chị thấy cô con gái lớn của mình có chút không bình thường, mỗi khi em trai tiến lại gần, bé gái đều khóc lớn và đẩy em ra, không muốn tới gần em.
Vào buổi tối hôm đó, khi Xiao Jie cởi quần áo của con trai 1 tuổi để tắm cho bé thì vô cùng hốt hoảng, trên cánh tay bé chi chít các vết cấu, vết cào và vết cắn. Ngay lập tức, Xiao Jie nghĩ tới con gái nên đã chạy ngay vào nhà và quát mắng.
Thế nhưng, đáp lại lời nói của mẹ, con gái cô cũng hét lên giận giữ: "Ai bảo mẹ không yêu con, không quan tâm đến con nữa, lúc nào mẹ cũng yêu em hơn con".
Câu nói khến Xiao Jie như hẫng đi một nhịp. Cô thoáng nhận ra mình đã sai ở một khúc nào đó trong cuộc sống bấy lâu nay mà không hề hay biết.
Có thể thấy, tác động của việc trao tình yêu không công bằng của cha mẹ với các con sẽ làm cho đứa trẻ phân tán tư tưởng, dẫn đến những hành động sai lầm rất lớn.
Vì thế, đừng đợi đến lúc sinh con ra mới dạy chúng về việc chăm sóc và yêu thương em, cho chúng biết mẹ yêu bé biết nhường nào. Thay vào đó, cha mẹ nên:
Với bé lớn hơn 18 tháng
Khi em bé thứ 2 vẫn chưa sinh ra: Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là "em của bé". Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em".
Vào ngày bé thứ 2 ra đời
Vào ngày em bé thứ 2 chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với bé thứ 2 này.
Đừng trì hoãn việc cho bé nhìn mặt em mới sinh. Ảnh minh họa
Khi cả hai bé cùng chơi với nhau
Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ nhất: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ nhất về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ nhất hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em.
Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó, mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên, cả hai bé đều khóc nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ chuyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ chuyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi.
Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không và lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé.
Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ.
Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn