Biến chứng vì hóa trị ung thư như thế nào?

12:32 | 29/08/2022;
Hóa trị là một trong những phương pháp được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư phổ biến hiện nay. Sau khi hóa trị người bệnh cũng xuất hiện khá nhiều biến chứng. Vậy biến chứng vì hóa trị ung thư như thế nào?

Phương pháp hóa trị là phương pháp có khả năng giúp loại bỏ, ngăn chặn được sự xâm nhập phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Phương pháp này cũng giúp duy trì sự sống của người bệnh được lâu hơn. Thế nhưng, cơ thể sẽ gặp những biến chứng vì hóa trị ung thư như thế nào sau khi được điều trị?

1. Hóa trị là gì?

Hóa trị liệu được hiểu như là một phương pháp giúp tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Phương pháp này được thực hiện bằng việc sử dụng bằng một hoặc nhiều loại thuốc kháng ung thư truyền vào cơ thể, nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính, đang phát triển và phân chia mạnh trong cơ thể người bệnh.

Hóa trị sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn, từng loại bệnh ung thư mà đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp nhất. Hóa trị sẽ giúp giảm đau cho người bệnh ung thư đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ tạo thuận lợi cho việc xạ trị hoặc phẫu thuật.

Tuy nhiên, phương pháp hóa trị là phương pháp có tác động đến cả tế bào ung thư và khỏe mạnh. Vì vậy, có thể sẽ đem lại các biến chứng vì hóa trị ung thư cho cơ thể.

2. Biến chứng vì hóa trị ung thư như thế nào?

Các biến chứng sau khi hoá trị ung thư còn xảy ra còn phụ thuộc vào từng sức khỏe, từng loại thuốc sử dụng hóa trị hay dựa vào tuổi tác mà các biến chứng xảy ra cũng khác nhau. Dưới đây là một số biến chứng vì hóa trị ung thư phổ biến như sau:

2.1. Ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn và miễn dịch của cơ thể

Những loại thuốc đưa vào cơ thể để hoá trị có thể gây hại cho tế bào tủy xương, là tác nhân gây tình trạng thiếu máu do không đủ tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy. Vì vậy gây tình trạng cơ thể mệt mỏi, da xanh sao, hoạt động kém, yếu sức, khó tập trung, ảnh hưởng tập trung suy nghĩ học tập.

Các tế bào bạch cầu rất quan trọng trong hệ miễn dịch, trong khi đó việc điều trị hóa trị cũng khiến cho tế bào bạch cầu bị giảm đi, đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, suy yếu khiến cơ thể dễ mắc bệnh, nhiễm trùng do vi khuẩn.

Biến chứng vì hóa trị ung thư như thế nào? - Ảnh 2.

Hoá trị ung thư có thể ảnh hưởng tới hệ tuần hoàn và hệ miễn dịch của cơ thể (Ảnh: Internet)

2.2. Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

Khi thực hiện điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị, bệnh nhân có thể đối mặt với các biến chứng liên quan tới tiêu hóa như:

- Người bệnh thường bị khô miệng, đau rát họng, gây chảy máu và dễ bị nhiễm trùng

- Có hiện tượng nôn hay buồn nôn

- Miệng xuất hiện vị kim loại

- Phần lưỡi có hiện tượng lớp màu trắng hoặc vàng bao phủ

- Tình trạng tiêu chảy, táo bón, gây khó chịu bụng

- Việc ăn uống kém, chán ăn, ăn không có cảm giác

2.3. Gây ra tình trạng rụng tóc, lông

Tình trạng rụng tóc và lông là hiện trạng biến chứng vì hóa trị ung thư thường gặp. Do việc sử dụng các loại thuốc hóa trị đưa vào cơ thể làm ảnh hưởng tới các tế bào biểu bì, ảnh hưởng tới tóc và nang lông gây tình trạng rụng tóc và lông.

Thế nhưng biến chứng này chỉ xuất hiện 1-2 tháng sau khi điều trị hóa trị, sau đó tóc có thể mọc lại bình thường. Cũng có một số trường hợp hiếm gặp tóc không thể mọc lại do nhiều năm điều trị hóa trị mạnh, nang lông có thể bị ngừng hoạt động, vì vậy gây hiện tượng không thể mọc tóc lại.

Biến chứng vì hóa trị ung thư như thế nào? - Ảnh 1.

Xuất hiện biến chứng vì hóa trị ung thư gây rụng tóc (Ảnh: Internet)

2.4. Biến chứng thần kinh

Hệ thần kinh là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, giúp nhận thức, tư duy, hành động và kiểm soát cảm xúc của con người.

Khi điều trị hóa trị bệnh nhân có thể gặp biến chứng về hệ thần kinh như gây giảm trí nhớ, suy giảm khả năng nhận thức, khó khăn trong việc tư duy, suy nghĩ, ảnh hưởng tới công việc, học tập, giảm khả năng tập trung, gây căng thẳng.

2.5. Gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

Hormone của cả nam và nữ đều có nguy cơ bị ảnh hưởng khi bệnh nhân có thực hiện điều trị hóa trị vì ung thư. 

Đối với bệnh nhân nữ, biến chứng có thể gặp phải như khô âm đạo, tình trạng kinh nguyệt không đều, có hiện tượng bị đau rát khi quan hệ tình dục và có thể gây viêm nhiễm âm đạo.

Ở bệnh nhân nam thì hóa trị sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe tinh trùng, có thể gây tình trạng vô sinh tạm thời, cũng có trường hợp gây vô sinh vĩnh viễn.

Ngoài những biến chứng như trên thì khi bệnh nhân có thể gặp biến chứng hóa trị vì ung thư khác như:

- Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, dễ bị bỏng nắng, cháy nắng

- Móng tay móng chân của người bệnh thường bị mềm, dễ gãy, khó phát triển

- Có thể gặp tình trạng loãng xương do giảm nồng độ canxi, gây nguy cơ rạn xương hoặc gãy xương cao.

- Gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh vì vậy cũng có biến chứng làm thay đổi tính khí của bệnh nhân

- Xuất hiện tình trạng khô da, phát ban…

3. Biện pháp giúp giảm dần các biến chứng vì hóa trị ung thư

Phương pháp hóa trị là phương pháp phổ biến để điều trị bệnh ung thư kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Nhưng sau khi điều trị bệnh nhân sẽ không thể tránh khỏi một số biến chứng hóa trị vì ung thư như trên. Để hạn chế cũng như làm giảm những biến chứng không mong muốn bệnh nhân cần lưu ý như sau:

3.1. Luôn luôn giữ trạng thái thoải mái

Tâm thế luôn luôn ở trạng thái thoải mái nhất với từ tưởng "chiến thắng" bệnh tật là rất quan trọng. Bởi nếu bệnh nhân ở trạng thái lo lắng quá độ sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, lúc đó chỉ làm tình trạng sức khỏe suy nhược thêm, chuyển biến theo chiều hướng tệ hơn.

Biến chứng vì hóa trị ung thư như thế nào? - Ảnh 2.

Luôn luôn giữ trạng thái thoải mái giúp giảm biến chứng vì hóa trị ung thư (Ảnh: Internet)

3.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, chất béo, các loại vitamin cùng khoáng chất là rất cần thiết. Bệnh nhân nên tạo thói quen uống nhiều nước hơn, ăn nhiều rau xanh, trái cây.

Ngoài ra, việc hạn chế các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, không nên uống rượu bia, hay sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích như cà phê. 

3.3. Chế độ sinh hoạt, vận động

Về chế độ sinh hoạt thì người bệnh nên xây dựng thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, không nên thức khuya.

Thường xuyên vận động để nâng cao thể trạng cơ thể tốt nhất bằng các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của người bệnh ung thư như đi bộ, yoga … Cơ thể cần tránh các hoạt động mạnh, để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Khi thường xuyên vận động thể dục thể thao còn có tác dụng giúp người bệnh tạo tâm trạng thoải mái, giảm căng thẳng, lo âu khi điều trị bệnh.

Như vậy, bệnh nhân ung thư thể tránh khỏi những biến chứng vì hóa trị ung thư. Những người bệnh phải điều trị hóa trị vì ung thư nên xây dựng cho bản thân chế độ dinh dưỡng tốt nhất, luôn để cơ thể trong trạng thái thoải mái cũng như nên tham gia các hoạt động thể dục thể thao nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe là cách để giảm thiểu nguy cơ biến chứng tốt nhất.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn