Biến đổi khí hậu tác động tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

13:17 | 25/09/2019;
Đó là nhận định của ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, trong cuộc họp báo sáng 25/9 ở Hà Nội.
Theo ông Eric Sidgwick, tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đe dọa đến tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
 
“Đối với quốc gia như Việt Nam, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm qua, tình hình biến đổi khí hậu tạo ra thời tiết cực đoan đã làm ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của người nông dân, khiến khu vực kinh tế nông nghiệp của Việt Nam bị tác động nặng nề. Năm 2019, có thể thấy dù nông - lâm - thủy sản của Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu vẫn ổn định, song không đạt được như kì vọng”, ông Eric Sidgwick nói.
 
 
Đánh giá về điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong 3 quý đầu năm nay, vị đại diện ADB tại Việt Nam cho rằng, điểm nổi bật chính là Chính phủ đã có những chính sách phù hợp để kích cầu kinh tế, từ đó khiến nhu cầu trong nước gia tăng, góp phần bù đắp cho sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.

 

Do đó, ông Eric Sidgwick cho rằng, vấn đề đặt ra cho Chính phủ Việt Nam lúc này là cần xây dựng các phương án linh hoạt để điều hành kinh tế, kịp thời ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu - yếu tố sẽ cản trở tốc độ tăng trưởng và đe dọa phát triển bền vững.
 
Đánh giá về điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong 3 quý đầu năm nay, vị đại diện ADB tại Việt Nam cho rằng, điểm nổi bật chính là Chính phủ đã có những chính sách phù hợp để kích cầu kinh tế, từ đó khiến nhu cầu trong nước gia tăng, góp phần bù đắp cho sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu.
 
Đặc biệt, việc tiêu dùng nội địa tăng nhờ lạm phát thấp, lượng cung hàng hóa tốt, nhiều công ăn việc làm sẽ là yếu tố tích cực giữ cho nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Đồng thời, những nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh cùng với xếp hạng tín nhiệm quốc gia được cải thiện sẽ kích thích đầu tư tư nhân.
 
“Ngoài ra, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mở ra khả năng tiêp cận thị trường và tăng các khả năng thương mại và đầu tư. Luật Đầu tư sửa đổi cùng sẽ giúp cải thiện hoạt động đầu tư công, tạo điều kiện giải ngân vốn đầu tư công nhanh hơn”, ông Eric Sidgwick nhận xét.
 
 
Biến đổi khí hậu đang đe dọa đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

 

Trong khi đó, ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng của Ngân hàng ADB, cho rằng, Chính phủ vẫn cần tập trung vào việc tiếp tục cải tổ vấn đề nợ xấu; Ngân hàng Trung ương cũng cân nhắc các chính sách về điều hành tỷ giá linh hoạt hơn.
 
“Hiện nay, vốn đầu tư nước ngoài vào cổ phiểu doanh nghiệp tăng 80% so với năm 2018 là tín hiệu cho thấy có sự dịch chuyển về đầu tư từ khu vực bên ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, chưa rõ nguồn vốn này đang rơi vào lĩnh vực nào, đến từ quốc gia hoặc khu vực nào là chủ yếu, có tạo ra giá trị gia tăng cao hay không, là những yếu tố cần theo dõi trong thời gian tới để Chính phủ tiếp tục có những chính sách thu hút FDI trong thời gian tới”, ông Cường nhận định. 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn