Ngày 22/8, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ Hội nghị công bố hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, sau sự cố xả thải của Formosa làm hải sản chết hàng loạt.
Theo báo cáo của GS Mai Trọng Nhuận, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, kết quả quan trắc đánh giá hiện trạng, diễn biến và mức độ ô nhiễm của môi trường biển, hệ sinh thái và ven biển 4 tỉnh miền Trung cho thấy, các thông số đặc trưng của môi trường biển, trầm tích biển như Phenol, cyanua, Fe (sắt)… nằm trong giới hạn quy định quy chuẩn Việt Nam. Các chỉ số này cũng đạt chuẩn với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh. Ngoài ra, hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển và nguồn lợi hải bắt đầu có sự phục hồi. Hơn nữa, kết quả kiểm nghiệm đánh giá mức độ an toàn của các mẫu hải sản lấy tại 4 tỉnh miền Trung cho thấy, hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần.
Theo GS Nhuận, để có được kết quả trên, các nhà khoa học đã thực hiện quan trắc nước biển, trầm tích, màng bám keo tụ, hệ sinh thái và sinh vật biển. Đồng thời, lấy mẫu tại 211 điểm thuộc các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế để phân tích. Việc lấy mẫu và phân tích được tiến hành một cách công phu, tỷ mỷ.
Nhiều loại hải sản đã xuất hiện trở lại tại vùng biểnmiền Trung |
Còn theo PGS.TS Trịnh Văn Tuyên, Viện trưởng Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sau sự cố thủy sản chết hàng loạt ở miền Trung, các cơ quan quản lý Nhà nước đã lập Hội đồng khoa học quốc gia để đánh giá chất lượng môi trường biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển đang giảm dần về hướng đạt quy chuẩn. Ví như, trong tháng 8, tổng phenol trong môi trường nước biển ngày càng giảm đi nhiều. Hiện nhiều khu vực đã ở mức an toàn.
TS Friedhelm Schroeder (người Đức) cho biết, qua quan trắc cho thấy chất độc cyanua qua thời gian đã sạch, chất Phenol vẫn còn nhưng đã có chiều hướng giảm dần và nằm trong ngưỡng cho phép. Qua nghiên cứu, chúng tôi có thể khẳng định: “Các thông số đảm bảo cho hoạt động bơi lội, du lịch là hoàn toàn an toàn tuyệt đối. Vì vậy, hiện nay cá nhỏ đã quay lại, chúng ta cần giữ chứ không được đánh bắt ngay lập tức”, TS Friedhelm Schroeder nói.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó tổng cục Biển và Hải đảo cho rằng, các nhà khoa học đã chọn phương pháp, đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu để tập trung vào chất gây ô nhiễm chính và các yếu tố cộng sinh đi nên kết quả đánh giá rất tin cậy.
Vẫn còn điểm tích tụ phenol
Theo PGS. Trinh Văn Tuyên, hiện nay một số điểm như các hố vẫn còn tích tụ màng phenol (một chất độc) mà chưa hết hẳn. Vì thế, cần phải tiếp tục giám sát các điểm này xem đã an toàn chưa. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng phải giám sát môi trường ở khu Formosa để không để xảy ra sự cố như vừa qua. Ngành Tài nguyên môi trường cũng phải xây dựng các trạm quan trắc tự động môi trường biển. Như vậy, cùng với sự nỗ lực quản lý, giám sát môi trường như hiện nay, biển miền Trung dần dần sẽ được trở lại như ngày xưa.
Theo PGS. Trinh Văn Tuyên, hiện nay một số điểm như các hố vẫn còn tích tụ màng phenol (một chất độc) mà chưa hết hẳn. Vì thế, cần phải tiếp tục giám sát các điểm này xem đã an toàn chưa. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng phải giám sát môi trường ở khu Formosa để không để xảy ra sự cố như vừa qua. Ngành Tài nguyên môi trường cũng phải xây dựng các trạm quan trắc tự động môi trường biển. Như vậy, cùng với sự nỗ lực quản lý, giám sát môi trường như hiện nay, biển miền Trung dần dần sẽ được trở lại như ngày xưa.
GS Nhuận cũng cho rằng, một số khu vực có dòng xoáy cục bộ như Sơn Dương, phía Đông của Nhật Lê (hòn Sơn Chà), ở Quảng Trị, khả năng phân tán chất trong nước kém hơn, đồng thời khả năng tích lũy độc tố trong trầm tích cao hơn nên cần được theo dõi. Ngoài ra, thời gian tới cần tiếp tục theo dõi đánh giá diễn biến chất lượng môi trường và các hệ sinh thái biển ven bờ khu vực miền Trung; giám sát nguồn tác động từ dự án, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là nguồn phát thải từ Formosa.
T.S Friedhelm Schroeder khẳng định nước biển đã an toàn |
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Bộ sẽ kết nối dữ liệu, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ hiện đại để giám sát cảnh báo ô nhiễm môi trường biển; Bộ huy động sự tham gia của các bộ, ngành, cộng đồng dân cư trong giám sát nguồn xả thải môi trường; yêu cầu các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư cần tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, trong đó có pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trước đó, như PNVN đã phản ánh, hiện tượng cá chết hàng loạt bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 4/2016, tại vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, khiến hơn 100 tấn cá bị chết nổi vào bờ, còn số chìm dưới đáy không thống kê được. Các chuyên gia cho rằng, phải mất thời gian rất lâu, hệ sinh thái tại vùng biển 4 tỉnh trên mới có thể phục hồi.
Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc, đã xác định Formosa đã xả thải chất độc hại ra môi trường biển, là nguyên nhân khiến cá chết. Fomosa cũng thừa nhận 53 lỗi sai phạm và cam kết bồi thường 500 triệu USD. Đồng thời, công khai xin lỗi; khắc phục hệ thống xử thải; xây dựng giải pháp kiểm soát môi trường và thực hiện đầy đủ các cam kết, không để tái diễn.