Hiểu mình muốn gì: Phải biết bản thân mình có ý tưởng, sáng kiến, nghiên cứu nào mới để tạo ra được sản phẩm, mô hình thiết bị nào không? Nếu có thì phải quyết tâm hoàn thiện sản phẩm, mô hình, thiết bị đó sau đó tìm hiểu để đưa kết quả đó ra thương mại. Còn nếu không có ý tưởng nào thì sẽ nhận mô hình kinh doanh nào đó có sẵn, từ mô hình đó có thể thay đổi một vài yếu tố để mô hình kinh doanh đó mang nét riêng của bản thân mình.
Tạo sự khác biệt: Nhất thiết phải tạo được điểm khác biệt, nét riêng của bản thân khi quyết định khởi nghiệp thì mới dễ có chỗ đúng trên thị trường nhanh và dễ được nhiều người đón nhận và nhớ đến mình hơn. Phải hiểu được mô hình mình đang đi, tự mình nghiên cứu hoàn chỉnh hết các quy chuẩn của sản phẩm ra thị trường. Tạo được nét riêng cho sản phẩm của mình, không được sao chép những cái đã thành công trên thị trường vì như vậy sản phẩm của bạn sẽ là hàng nhái và rất khó được thị trường chấp nhận.
Quyết tâm: Phải quyết tâm, không được từ bỏ ý định dù có bất kì khó khăn nào. Nếu bạn gặp khó khăn thì phải tìm cách khắc phục, chuyển hướng để tiếp tục thực hiện mô hình mình đã chọn. Khởi nghiệp sẽ gặp phải gặp những gian nan, vất vả nhưng nếu nhanh nản thì bạn sẽ hoàn toàn không khởi nghiệp được ở bất cứ mô hình nào.
Làm truyền thông cho sản phẩm: Thường xuyên tham gia các hoạt động truyền thông sản phẩm, mô hình của mình đến với mọi người. Có thể nói là phải tranh thủ mọi cơ hội để quảng bá sản phẩm của mình từ online, sàn giao dịch, hội chợ…
Không ngừng học hỏi: Không ngại khó, ngại khổ, ngại mất thời gian và lắng nghe có chọn lọc để quyết tâm đi theo hướng mình đã chọn. Nên tham gia các buổi chia sẻ kinh nghiệm, buổi đào tạo, tập huấn, quá trình tham gia phải chú ý lắng nghe và nhập các kiến thức đó thành của riêng mình, có học tập nghiêp túc mới có kết quả. "Và phải có thêm một chút liều, lì nữa để bạn thành công hơn" - Thạc sĩ Công nghệ thực phẩm Trần Thị Hà chia sẻ.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn