Tộc Hách Triết là một dân tộc thiểu số lâu đời ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc. Tổ tiên của họ đã sử dụng da cá để may quần áo từ hơn 2.000 năm trước.
Bà Vưu Văn Phượng sống ở thôn Hách Triết Ngư, thành phố Đồng Giang, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc), là một người kế tục và phát triển văn hóa phi vật thể trang phục da cá cấp quốc gia. Bà không chỉ tự mình may các loại trang phục da cá, mà còn cố gắng truyền thụ cho các thế hệ sau, để nghề thủ công chế tác da cá được lưu giữ và tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau này.Bà Văn Phượng tự mình bắt cá trên sông Hắc Long Giang.Trang phục da cá có vô số kiểu dáng và họa tiết. Từ rất lâu, người tộc Hách Triết đã sử dụng các hoa văn tương tự như hoa văn của chiếc áo này trên quần, áo, giày, mũ của mình. Đặc biệt, hoa văn trên trang phục của phụ nữ và trẻ em càng phong phú, đa dạng hơn.Các loại hoa văn chủ yếu lấy cảm hứng từ động vật, thực vật, hiện tượng tự nhiên... Những hoa văn này dùng chỉ được vê từ da cá may quần áo, dùng keo dính làm từ cá. Các công đoạn để hoàn thành một sản phẩm bao gồm: nhuộm màu, dính các mảnh da cá, may và thêu bên ngoài.Bà Văn Phượng mặc trang phục da cá do chính mình làm. Họa tiết trên áo là hình ảnh các con sóng nhấp nhô, có học giả nói đây là “hoa văn trang trí đặc trưng của tộc Hách Triết” - hoa văn tượng trưng cho việc người dân bộ tộc này bắt cá trên sông cầu mong bình an cho bản thân.Người tộc Hách Triết quan niệm các đám mây tượng trưng cho sự may mắn, họ luôn hy vọng hình ảnh đám mây thêu trên quần áo sẽ giúp họ có được sự phù hộ của các vị thần tiên trên trời, cho họ mùa cá bội thu, cuộc sống an khang. Đây cũng là cách sùng bái tự nhiên của người tộc Hách Triết từ xa xưa.