Build group thì bắt đầu từ đâu?

11:04 | 07/10/2022;
Nguyễn Thị Hoa là một content writer và mới tập tành build cộng đồng với chiếc group "Kể chuyện ở Nhật đi!" từ 0- 5K thành viên vòng trong 3 tháng. Tuy lượng mem không khủng nhưng với Hoa nó là thành tựu nho nhỏ chứng minh công sức xây kênh của nhóm hiệu quả. Để có được kết quả như vậy, Hoa đã "Build group (Xây dựng nhóm) bắt đầu từ đâu?"


Build group thì bắt đầu từ đâu? - Ảnh 1.

Nguyễn Thị Hoa - Chủ group "Kể chuyện ở Nhật đi!"

Thông thường 1 chiếc group sẽ trải qua 2 khâu chính: Định hướng và Triển khai

Với khâu "Định hướng", Hoa đã trả lời tất tần tật câu hỏi như sau để hình dung được "diện mạo" chiếc group trong tương lai:

 Sứ mệnh/Mục đích/ Mục tiêu là gì?

Sứ mệnh nghĩa là "Sự tồn tại của chiếc group này sẽ giúp cộng đồng tốt đẹp như thế nào và bằng cách nào?". Ví dụ sứ mệnh của group "Kể chuyện ở Nhật đi!" đó là "Giúp du học sinh/thực tập sinh/người mới sang Nhật sẽ TỒN TẠI được ở Nhật bằng việc chia sẻ kinh nghiệm và trải nghiệm hữu ích". Nếu chủ kênh không hiểu rõ sứ mệnh thì sẽ không ai hiểu lý do vì sao chiếc group tồn tại. Khi chẳng ai hiểu bạn đang làm gì thì sao họ đủ tin tưởng để tham gia vào một cộng đồng "nửa nạc nửa mỡ"?

Ngoài ra, dựa vào sứ mệnh, Hoa hiểu giá trị, tinh thần, nguồn năng lượng cốt lõi của group để dẫn dắt các thành viên. Chính vì vậy bản thân cần nắm rõ điều này để làm "bản lề" lên nội dung, duyệt bài và xây dựng mọi chương trình trong group.

Mục đích là lý do mình bắt đầu xây group lúc này. Thông thường nó được xác định giúp ích cho việc kinh doanh (ví dụ như bán hàng, tuyển dụng, tăng nhận diện brand, thu hút tệp khách hàng mới,...), phát triển cộng đồng (fan club, hội nhóm, câu lạc bộ,...) hoặc chỉ là vì "chủ group muốn". Ngoài ra theo thời gian, mục đích có thể thay đổi nhưng sứ mệnh thì không vì nó là giá trị cốt lõi của group.

Mục tiêu là KPI về lượng thành viên trong vòng bao lâu? Mỗi một giai đoạn của group sẽ có mục tiêu phù hợp.

Đối tượng là ai?

Chủ kênh cần hiểu thành viên mà nhóm muốn thu hút là ai? Cụ thể xác định về đặc điểm và nỗi đau của đối tượng để lên ý tưởng nội dung phù hợp. Ví dụ thành viên của group "Kể chuyện ở Nhật đi!" là những người mới sang Nhật còn bỡ ngỡ nhiều thứ nên họ cần các bài viết chia sẻ kinh nghiệm cụ thể về cách đi tàu, mua sim, chuyển nhà, làm thẻ ngân hàng,...

Tên group/ Concept/ Chủ đề/ Màu sắc?

Tên group nên đặt làm sao để vừa dễ nhớ vừa độc đáo. Quan trọng nhất là có thể tối ưu công cụ tìm kiếm trên Facebook nhằm dễ tăng lượt tìm kiếm và dẫn thành viên về cho nhóm

Concept/chủ đề/ màu sắc nôm na gọi là văn hoá và tính cách của group. Với chiếc group Nhật thì ban đầu team mình muốn xây dựng một cộng đồng gần gũi, thân thiện, nhiệt tình và chân thành. Hình ảnh không cần quá chỉn chu, càng chân thực càng tốt.

Bốn điều trên này nên được xác định dựa vào đặc điểm tính cách và lifestyle của đối tượng.

Ý tưởng nội dung

Hoa và team phải động não sẵn một kho ý tưởng theo từng chủ đề trước khi đăng lên nhóm. Mặt ý tưởng phải được thử liên tục trong quá trình đăng bài. Bài nào đánh giá tốt thì mình sẽ tiếp tục theo hướng nội dung ấy.

 Nhân lực đã có bao nhiêu người?

Hoa cho biết  một mình không thể nào build group và duy trì group nếu chỉ làm một mình. Hoa cần một nhóm ít nhất 3 người trở lên để luân phiên nhau viết bài, chăm thành viên, đánh giá và lên định hướng nội dung cho group.

Sau khi có 4 thứ trên, Hoa sẽ bước tới khâu khâu thứ 2 gọi là "Triển khai hoặc Thực thi". Khâu này cần sự chăm chỉ, kiên trì và có tâm của người dựng group.

Cụ thể khâu này sẽ trải qua những giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1 gọi là "Đổ móng cho group".

Vì group ở giai đoạn từ 0-1K rất cần có lượng bài viết chất để thu hút thành viên. Không những bài viết có giá trị (kiến thức hoặc giải trí) mà cần phải có số lượng. Hoa và team từng đăng ít nhất 22 bài/ tuần trong suốt 1 tháng để tạo cái "móng" vững chắc cho group.

Tiếp theo đó là Giai đoạn tăng tốc (sau khi đạt dc ít nhất 1K).

Lúc này group bắt đầu tăng nhanh về lượng mem (do seeding). Khi vào group và thấy bài hay, thành viên lại tương tác thể hiện sự thích thú của họ. Bên cạnh đó sẽ bắt đầu le lói vài thành ciên muốn đăng bài. Lý do là vì họ dần hứng thú với môi trường của group và tìm được sự phù hợp. Khi họ đủ tin tưởng thì sẽ mở lòng hơn.

Chính vì như thế, ngoài chuyện tiếp tục đăng bài và seeding đều đặn, kênh cũng phải dành thời gian chăm sóc thành viên. Cụ thể là rep comment, thả reaction.

Sau khi group tăng trưởng nhanh chóng thì sẽ có khoảng thời gian chững lại. Lúc này Hoa gọi là "Giai đoạn duy trì phong độ". Khi ấy group đã có một lượng thành viên ổn định, hiểu, yêu quý và đóng góp bài cho group. Việc cần làm là tiếp tục duy trì những bài viết content chất lượng, vẫn đảm bảo số lượng bài, cân nhắc duyệt bài từ mem và nghĩ ra nhiều hoạt động để chăm sóc mem (ví dụ như Mini game, Cuộc thi viết lách, Tổ chức buổi offline,…để tăng sự kết nối hơn).

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn