Kể từ ngày xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, cuộc sống của người dân sống ven Hồ Tây (Hà Nội) bị đảo lộn bởi cá chết bốc mùi hôi thối lên từng đoạn đường, ngõ phố ven hồ và bay vao nhà dân.
Hàng quán, nhà dân phải "cửa đóng, then cài" vì xú uế bốc mùi từ cá chết |
Đường Nguyễn Đình Thi chạy ven hồ, được người dân ưa thích bởi gió từ hồ thổi lên rất mát. Thế nhưng, vài ngày qua, người dân sống ở đường này “hứng đủ” mùi hôi thối do cá chết. Bà Nguyễn Thị Nguyệt (67 tuổi, nhà ở đường Nguyễn Đình Thi) cho biết, mấy ngày gần đây gia đình phải của đóng then cài. Bởi hễ mở cửa ra thì mùi hôi thối nồng nặc lại bay vào, rất khó chịu. Nhất là về đêm, thi thoảng gió lại len qua cửa sổ mang theo mùi cá chết, khiến bà cảm giác vô cùng buồn nôn và chóng mặt.
Cơ quan chức năng tạo oxy trong nước Hồ Tây |
Nhà chị Nguyễn Thị Huyền nằm cách hồ Tây chừng 50m. Thế nhưng, mấy hôm nay cửa đóng im ỉm. Gần tối, chị Huyền mới về nhà và mở cửa, tưới cây rồi lại đi. “Gia đình chúng tôi di tản vài ngày ra khách sạn, bởi dù đóng kín cửa nhưng mùi thối vào tận phòng ngủ nên không thể ngủ được”, chị Huyền chia sẻ.
Trường Tiểu học Chu Văn An nằm sát Hồ Tây cũng chịu ảnh hưởng của hiện tượng cá chết. Nhiều phụ huynh cho biết, khi đưa đón con đi học đều phải mang khẩu trang y tế. Nhưng về nhà nghe con kể lại dù ở trong lớp đóng kín cửa nhưng mùi hôi thối vẫn bay vào.
Chị Trần Thị Huệ (nhà ở phố Thụy Khuê) cho biết: Con đầu của gia đình tôi đang học lớp 1 trường Tiểu học Chu Văn An. Cuối tuần trước, thấy báo chí thông tin cá Hồ Tây chết, nên sáng thứ 2 đưa con đi học tôi đã phải đeo khẩu trang nhưng đến trường mùi cá chết vẫn nồng nặc. Chiều về, con tôi cứ bảo “ở lớp thối lắm mẹ ạ”. Sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con, hôm nay tôi xin cho cháu nghỉ học 1-2 hôm cho đến khi hết mùi. Tôi cũng phải xin nghỉ việc để ở nhà trông con.
Chị Trần Thị Huệ (nhà ở phố Thụy Khuê) cho biết: Con đầu của gia đình tôi đang học lớp 1 trường Tiểu học Chu Văn An. Cuối tuần trước, thấy báo chí thông tin cá Hồ Tây chết, nên sáng thứ 2 đưa con đi học tôi đã phải đeo khẩu trang nhưng đến trường mùi cá chết vẫn nồng nặc. Chiều về, con tôi cứ bảo “ở lớp thối lắm mẹ ạ”. Sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con, hôm nay tôi xin cho cháu nghỉ học 1-2 hôm cho đến khi hết mùi. Tôi cũng phải xin nghỉ việc để ở nhà trông con.
Phụ huynh chờ đón con ở cổng trường Chu Văn An |
Để đối phó với mùi cá chết, nhiều người phải mang khẩu trang khi làm việc gần Hồ Tây. Chị Lê Thu Hà, nhân viên Công ty du lịch Cao Khánh (Ngõ 51, Thụy Khuê) cho biết, do đặc thù công việc, nên phòng chị luôn có người ra, vào nên cửa phòng luôn đóng mở. Cũng vì thế, mùi cá chết bay khắp phòng, nồng nặc, có người còn buồn nôn. Buộc lòng, chị và các nhân viên khác phải đeo khẩu trang trong phòng làm việc. “Lúc nào trò chuyện với khách hàng thì mình bỏ khẩu trang ra. Khách hàng cũng thông cảm, bởi đây là tình huống bất khả kháng mà”.
Công nhân dọn vệ sinh khu vực ven Hồ Tây |
Ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết, đến sáng ngày 4/10, lực lượng chức năng đã cơ bản vớt hết số cá chết ở Hồ Tây và đưa đi tiêu hủy. Trong sáng nay, lực lượng chức năng vẫn tích cực đi quanh khu vực bờ hồ, khuấy nguồn nước tạo oxy cho những loài cá còn sót lại trong hồ.
Ngoài ra, công nhân công ty môi trường đang tiến hành tẩy rửa nền đường, thu dọn xác cá còn sót lại. Bên cạnh đó, phun thuốc khử trùng để tránh gây ô nhiễm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân xung quanh.
Trước đó, như PNVN đã thông tin, từ tối 30/9 tại hồ Tây đã xảy ra hiện tượng cá chết bất thường. Đến sáng 2/10 cá chết nổi dày đặc. Các ban ngành của Hà Nội đã huy động lực lượng để vớt xác cá đem đi tiêu hủy tại bãi rác Nam Sơn.