Có thể không kịp thích ứng, hệ miễn dịch suy giảm là nguyên nhân khiến các bệnh hô hấp khi giao mùa hè - thu trở nên phổ biến hơn. Đồng thời, dưới tác động của độ ẩm, vi khuẩn, virus và nấm mốc cũng có điều kiện phát triển thuận lợi dẫn tới sinh sôi dễ dàng hơn.
Nếu gió hanh khô đầu mùa mang vi sinh vật hay nấm mốc tiếp xúc và xâm nhập vào đường hô hấp của bạn sẽ gây bệnh. Người lớn tuổi và trẻ nhỏ là hai đối tượng cần phải chú ý để không mắc bệnh trong thời điểm này.
Các bác sĩ đã chỉ ra rằng những bệnh hô hấp khi giao mùa hè - thu phổ biến có thể kể đến như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi hay những loại bệnh mạn tính có nguy cơ tái phát cao đối với người có tiền sử nhiễm bệnh chẳng hạn như hen suyễn, giãn phế quản, bị phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi tắt là COPD,... các bệnh mạn tính này sẽ biểu hiện bằng các đợt cấp nếu như không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Nhiễm trùng đường hô hấp được biết là những dạng nhiễm trùng xảy ra ở vùng phổi, ngực hay xoang mũi và cổ họng. Trong đó, nếu không được điều trị sớm từ thể cấp tính, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính và có nguy cơ tái phát cao khi vào thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh.
Nhóm người mắc bệnh mạn tính do nhiễm trùng đường hô hấp trên đều được khuyên nên ở trong nhà nhiều hơn để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với các virus hay vi khuẩn hoặc lây nhiễm giữa người - người.
Con đường lây nhiễm phổ biến
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường lây truyền từ người này qua người khác bằng việc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như nước bọt, nước mũi,... thông qua các hoạt động như hắt hơi, sổ mũi. Khi chúng tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của người lành sẽ xâm nhập vào đường hô hấp và mang bệnh.
Ngoài ra việc chạm, sờ vào các bề mặt có chứa virus, vi khuẩn cũng có thể gây ra lây nhiễm.
Điều trị như thế nào?
Do nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh do virus hay vi khuẩn gây ra nên việc điều trị bằng kháng sinh chỉ có tác dụng nếu như người bệnh bị bệnh do vi khuẩn. Còn nếu nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus thì không thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng virus cũng có thể được chỉ định dùng trong trường hợp này, nhưng không phải tất cả.
Nếu như bệnh nhân thuộc thể nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính thì bác sĩ cần dựa theo những biểu hiện của người bệnh để có thể chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp.
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến:
Nhóm nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến bao gồm: cảm lạnh thông thường, viêm phổi, bệnh viêm xoang mạn tính, bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh viêm mũi, bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn và bệnh cúm.
Hen suyễn là một bệnh có thể chuyển nặng nghiêm trọng nếu khong được chú ý trong thời gian giao mùa, tuy nhiên giao muà hè - thu vẫn chưa phải là khoảng thời gian tệ nhất với bệnh này mà là thời gian giao mùa giữa mùa thu và mùa đông.
Vào khoảng thời gian tháng 9, khi trẻ bắt đầu trở lại trường học, nguy cơ lây nhiễm virus cũng trở nên cao hơn, nhất là các virus liên quan tới bệnh đường hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến hen suyễn bùng phát vào thời điểm giao mùa hè - thu là go:
- Nguy cơ lây nhiễm virus đường hô hấp cao trong cộng đồng, nhất là trẻ em khi quay trở lại trường học
- Phản ứng dị ứng với các dị nguyên như phấn hoa nở theo mùa, ô nhiễm trong nhà, ô nhiễm không khí bên ngoài,... những yếu tố này đều có thể khiến cơn hen suyễn bị khởi phát.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn