Ai cũng biết rằng, giáo dục gia đình rất quan trọng đối với trẻ. Chúng ta luôn có thể nhìn thấy rất nhiều trẻ em đạt được những thành tựu tuyệt vời, hầu như thường là bởi vì cha mẹ của chúng rất giỏi trong việc giáo dục con cái.
Có một gia đình ở Trung Quốc rất được ngưỡng mộ vì nuôi dạy 2 con thành Tiến sĩ. Khi được hỏi về bí quyết dạy con của mình, người cha này cho rằng, đứa trẻ có thể thành tài hay không, chủ yếu là phụ thuộc vào cách cha mẹ giáo dục, bởi vì mỗi đứa trẻ được sinh ra là một tờ giấy trắng, không thể dựa vào ý thức tự giác để trở thành người tài năng.
Ông cũng nói rằng từ khi đứa trẻ 5 tuổi, cha mẹ phải "ép buộc" con cái làm 3 điều này:
Tôi tin rằng chúng ta ai cũng từng gặp những người có "chứng trì hoãn" nghiêm trọng trong cuộc sống. Những người này sở dĩ hình thành thói quen xấu như vậy, có liên quan rất lớn đến cách giáo dục của cha mẹ khi còn nhỏ. Nhiều phụ huynh không cứng rắn đưa con cái vào khuôn khổ, cuộc sống hàng ngày hoàn toàn không có quy tắc. Một đứa trẻ có xu hướng né tránh, trì hoãn, lẩn tránh làm việc nhà, học bài hoặc các nhiệm vụ được giao phải được cha mẹ phát hiện và sửa chữa kịp thời.
Những đứa trẻ xuất sắc thường là rất kỷ luật. Vì vậy, giáo dục ý thức rất quan trọng. Cha mẹ phải chú ý, từ khi đứa trẻ 5 tuổi, tập trung vào việc nuôi dưỡng ý thức quy tắc của trẻ, buộc trẻ trở thành một người tự kỷ luật.
Phụ huynh cần chủ động nói với con hiểu rằng: Thời gian trong ngày của ai cũng đều rất hữu hạn mà việc cần làm thì quá nhiều. Để hoàn thành ổn thỏa hết tất cả các công việc thì bé cần có kế hoạch phân bố thời gian hợp lý cho từng công việc. Trong trường hợp con trì hoãn vì không làm được việc gì đó, cha mẹ có thể hướng dẫn nhưng không làm hộ. Nếu đứa trẻ không làm được ngày hôm nay, hãy đưa ra một hình phạt nhất định.
Một số bậc cha mẹ luôn cảm thấy rằng con cái của họ vẫn còn nhỏ và không cần phải làm việc nhà. Nhưng nếu chúng ta không thường xuyên cho trẻ tham gia, trẻ có thể dễ dàng trở thành một người dựa dẫm và không biết ơn cha mẹ.
Việc cho trẻ làm việc nhà là hoàn toàn hợp lí và không có gì gọi là phi thực tế. Vấn đề duy nhất là những yếu tố mâu thuẫn xuất phát từ bố mẹ. Một cách tự nhiên, trẻ em luôn bị lôi cuốn bởi những nhiệm vụ và mục tiêu được xác định rõ ràng. Chúng thích cảm giác là người quan trọng đối với bố mẹ và biết rằng những đóng góp của mình với việc nhà sẽ tạo nên sự khác biệt.
Vì vậy, từ khi đứa trẻ 5 tuổi, hãy để cho trẻ hiểu rằng con cũng nên làm việc nhà với cha mẹ, đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên trong gia đình. Những việc tuy vặt vãnh, nhỏ nhặt nhưng lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ giúp trang bị kĩ năng thực tế, giúp trẻ sớm hình thành tính cách độc lập. Một lúc nào đó, con sẽ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ công việc với người đồng hành (chồng/vợ/bạn bè), chứ không phải là làm vì nghĩa vụ, làm một cách thụ động. Đồng thời, nó sẽ giúp trẻ nhận ra năng lực bản thân và hiểu được rằng làm việc chăm chỉ sẽ mang đến nhiều lợi ích khác trong cuộc sống.
Con bạn có thể còn quá nhỏ để hiểu, nhưng hãy cố giải thích tại sao chia sẻ lại quan trọng như vậy trong cuộc sống. Hãy để trẻ biết chia sẻ giúp trẻ có những người bạn, khiến trẻ trở thành những người tốt bụng, hào phóng và người khác cũng sẽ tốt lại với trẻ.
Khi dạy trẻ chia sẻ, đừng ngay từ đầu đã bắt buộc con chia sẻ những thứ yêu thích của mình. Thay vào đó, có thể bắt đầu từ một cái gì đó ít quan trọng hơn đối với trẻ, từng chút một để trẻ học cách chấp nhận. Bên cạnh đó, muốn con biết chia sẻ, cha mẹ cũng cần làm gương đầu tiên.
Một đứa trẻ lớn lên thành công và tử tế, cách giáo dục của cha mẹ đóng vai trò rất lớn. Nếu muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ xuất sắc, chúng ta phải cải thiện bản thân đầu tiên, sau đó tìm kiếm phương pháp giáo dục đúng đắn, hướng dẫn trẻ một cách tích cực và kiên nhẫn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn