Các nhà khoa học đã tìm thấy lý do mới gây bạc tóc

16:48 | 11/02/2019;
Ngoài tuổi tác, bạc tóc còn chứa đựng nhiều bí ẩn, trong đó có những nguyên nhân mới được khám phá dưới đây.
Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Harvard Mỹ (HMS) công bố trên tờ Newsweek số ra đầu tháng 2/2019, mỗi khi tóc được tạo ra từ nang thì ngay lập tức nó đã có sẵn màu tự nhiên giống như mái tóc được nhuộm sẵn từ trước nhưng màu tóc giữa các tộc người lại không giống nhau. Các tế bào chịu rách nhiệm cho màu tóc được gọi là melanocytes, giống tế bào tạo màu da của con người. Khi tóc rụng, các tế bào gốc chuyên biệt hình thành melanocytes mới cho nang tóc, và khi tóc mọc trở lại, nó có màu khác với nguyên thủy, và được gọi là tóc bạc.
 
maxresdefault-1493869397949.jpg
 
 
Theo thời gian, những tế bào gốc nói trên ngừng hoạt động hay còn gọi là nghỉ hưu, lúc này mái tóc mới của con người thay đổi màu sắc. Thực chất, tóc không thay đổi màu sắc mà là nang lông ngừng hoàn toàn việc sản xuất màu nên tóc của con người trở nên bạc đi. Quá trình này bắt đầu vào tuổi 35, nhưng phần lớn xảy ra muộn hơn.
 
Trong khi tóc chuyển sang bạc do cơ chế lão hóa, thì lại có trường hợp diễn ra nhanh hơn như căng thẳng hoặc bệnh tật, cả hai hiện tượng này đều gây ra một tình trạng gọi là "telogen effluvium”, khiến tóc rụng nhanh hơn gấp ba lần bình thường. Ngoài ra, các rối loạn di truyền như xơ cứng củ (tuberous sclerosis), tỷ lệ mắc bệnh 1/10.000 người với các khối u nhỏ phát triển ở nhiều bộ phận của cơ thể, chẳng hạn như da, thận, não, tim, mắt, và phổi cũng có thể gây ra các vấn đề khác đặc biệt như rụng tóc, khiến tóc bạc rất nhanh hơn, thậm chí có thể bạc trắng "qua đêm".
 
Điều gì khiến tế bào gốc sản xuất hoặc không sản xuất melanocytes? Đây là câu hỏi được dư luân quan tâm và được giải mã bởi nghiên cứu mới của Trung tâm y khoa ĐH Tây Nam Texas. Nghiên cứu xác định được các protein đặc biệt khiến tóc bạc. Đây là một phát hiện tình cờ trong khi các nhà khoa học cần tìm ra thủ phạm gây ra căn bệnh hiếm gặp khác khiến các tế bào thần kinh phát triển khối u. Nghiên cứu vừa được công bố trên tờ Time. Khi nghiên cứu tỉ mỉ các tế bào da chuột lang, giống chuột được nhiều người ưa thích đã phát hiện ra một protein có tên KROX20 kích hoạt các tế bào da biến thành "trục tóc". Việc tạo ra các trục tóc này kích hoạt việc sản xuất một loại protein khác gọi là SCF hay yếu tố tế bào gốc (Stem cell factor).
 
p3-1456737172819.jpg
Khi nghiên cứu tỉ mỉ các tế bào da chuột lang, giống chuột được nhiều người ưa thích đã phát hiện ra một protein có tên KROX20 kích hoạt các tế bào da biến thành "trục tóc"

 

 
Khi loại bỏ KROX20, loài gặm nhấm ngay lập tức bị hói và lông của chúng biến thành màu trắng. Vì vậy, trong khi khoa học chưa tìm được cách ngăn chặn các tế bào thần kinh tạo ra khối u khủng khiếp, thì ít ra khoa học cũng đã phát hiện thấy thủ phạm làm cho lông chuột bị bạc. Hiểu được cơ chế này hy vọng y học sớm tìm được cách ngăn chặn hiện tượng tóc bạc ở con người. Về cơ bản, cơ thể con người cũng giống như một chiếc đồng hồ cát không thể đảo ngược được. Mái tóc hoa râm là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đang tiến gần đến già nua do thời gian, nhưng vẫn còn nhiều nhiều cách để làm chậm quá trình này như sống vui vẻ, ăn uống cân bằng, đủ chất, năng luyện tập và giải pháp cuối cùng là nhuộm, giúp chúng ta có mái tóc trẻ trung và hấp dẫn hơn.
 
 

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn