Phẫu thuật là một trong những lựa chọn được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc COPD. Thế nhưng, nhìn chung phẫu thuận không được xem là phương pháp điều trị cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính phổ biến. Và phương pháp này không phải lúc nào cũng có lợi cho mọi bệnh nhân.
Nếu tình trạng bệnh COPD của bạn có thể điều chỉnh được bằng phẫu thuật hoặc bệnh không hiểu quả khi sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp phẫu thuật phù hợp. Tuy nhiên, phẫu thuật COPD không cam kết sẽ chưa khỏi hoàn toàn bệnh và cũng chưa được chứng minh kết quả giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ.
Kết quả mong muốn của các phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính là giúp họ giảm các triệu chứng khó chịu và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Trước khi quyết định liệu phẫu thuật có phù hợp với bạn hay không, đội ngũ y tế sẽ tiến hành kiểm tra mở rộng chức năng phổi của bạn. Bởi phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính cần gây mê, do đó các đánh giá này hết sức cần thiết.
Thử nghiệm trước khi phẫu thuật có thể được sử dụng để xác định xem cơ thể người bệnh có lợi ích gì từ phẫu thuật phổi hay không; và liệu cơ thể người bệnh có đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật hay không.
Đánh giá trước khi phẫu thuật có thể bao gồm:
- Chụp X-quang ngực.
- Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực (CT).
- Kiểm tra chức năng phổi.
- Kiểm tra khí huyết động mạch.
- Chụp thông khí/tưới máu (VQ).
- Chụp động mạch phổi.
Bằng cách sử dụng các xét nghiệm này, các chuyên gia y tế có thể tìm hiểu khu vực nào ở phổi bị ảnh hưởng bởi COPD và mức độ chức năng phổi bị ảnh hưởng ra sao. Sau đó, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả kiểm tra và lựa chọn một trong số các phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bullae là những khoảng không khí trong phổi được mở rộng (lớn hơn 1 cm) có thể phát triển trong COPD. Bullae xảy ra do tắc nghẽn trong phế quản. Các khối u khổng lồ gây chèn ép lên mô phổi khỏe mạnh bên dưới, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến phổi. Điều này làm trầm trọng thêm chứng khó thở ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bullectomy (kĩ thuật cắt bóng khí) là loại phẫu thuật trong đó các bóng khí bất thường được loại bỏ. Mục đích của phẫu thuật cắt bỏ khối u là giúp các phế nang khỏe mạnh trong phổi nở ra, giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.
Sau khi các bóng khí được cắt bỏ, người bệnh có thể chịu nhiều rủi ro như:
- Khó thở nghiêm trọng.
- Ho ra máu.
- Nhiễm trùng bullae lặp đi lặp lại.
Phẫu thuật cắt bóng khi thường ít được sử dụng đối với bệnh COPD. Dưới đây là các yếu tố chống chỉ định phẫu thuật ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính:
- Cơ thể người bệnh xuất hiện bullae kích thước nhỏ.
- Khí phế thũng tiến triển ở phổi nhưng không có bóng khí.
- Hypercapnia (mức carbon dioxide cao).
- Cor pulmonale (suy tim bên phải).
- Thể tích thở cưỡng bức trong một giây (FEV1) nhỏ hơn 40% giá trị dự đoán hoặc 500 ml.
Người bệnh COPD cũng nên lưu ý rằng phẫu thuật cắt bỏ có thể gây ra nhiều biến chứng; bao gồm nhiễm trùng phổi, suy hô hấp và thậm chí gây tử vong.
COPD có thể làm cho phổi to ra, một tình trạng siêu lạm phát ở phổi. Phẫu thuật LVRS có thể giúp cải thiện khả năng thở và dung tích phổi bằng cách loại bỏ một phần mô phổi bị bệnh, để mô phổi khỏe mạnh có không gian rộng và hoạt động hiệu quả hơn.
Đây là một trong các phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính bị ảnh hưởng ở các thùy trên của phổi. Phương pháp này có lợi đối với bệnh nhân mắc COPD nặng ảnh hưởng đến các thùy trên của phổi. Tuy nhiên, nó lại có hại khi bệnh COPD ảnh hưởng đến các khu vực khác trong phổi.
Để được xem xét sử dụng phương pháp LVRS, bác sĩ điều trị cần đánh giá các tiêu chí sau:
- Bệnh nhân COPD không hút thuốc trong bốn tháng trước khi bắt đầu đánh giá.
- Bệnh nhân chưa từng thực hiện LVRS trước đó.
- Người bệnh COPD chưa từng phẫu thuật bắc cầu động mạch vành trước đó.
- Phương pháp này cũng chống chỉ định với bệnh nhân COPD mắc các bệnh về tim mạch.
Phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính có thể làm giảm thể tích phổi bằng cách đặt van vào phế quản. Thủ tục này bao gồm việc đặt van một chiều qua nội soi phế quản vào đường thở bị bệnh nặng ở phổi. Van này thu gọn các khu vực của phổi nơi chúng được đặt, tạo thêm không gian cho các mô phổi khỏe mạnh hoạt động.
Mặc dù thủ thuật này ít xâm lấn hơn so với cắt bỏ khối u và LVRS, nhưng nó vẫn có rủi ro và cần phải gây mê khi thực hiện.
Ghép phổi là phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính nặng. Ghép phổi sẽ loại bỏ một hoặc cả hai lá phổi của bệnh nhân. Một hoặc cả hai lá phổi sau đó được thay thế bằng phổi của người khác hiến tặng. Hơn 70% các ca ghép phổi ở những người bị COPD là cấy ghép cả hai lá phổi.
Khi bệnh nhân COPD quyết định tiến hành ghép phổi, họ có thể phải đợi cho đến khi có được chính xác phổi của người hiến tặng phù hợp. Số lượng nội tạng hiến tặng ít hơn nhiều so với số bệnh nhân đang chờ đợi. Điều này có nghĩa là thời gian chờ đợi sẽ khá dài.
Ngoài ra, ghép phổi là một phẫu thuật lớn không phù hợp cho tất cả bệnh nhân COPD. Có những rủi ro lớn có thể xảy ra, vì vậy điều quan trọng là phải đảm bảo rằng những lợi ích đạt được sau phẫu thuật nhiều hơn những rủi ro. Bệnh nhân và các chuyên gia y tế sẽ cân nhắc cẩn thận xem cấy ghép phổi có phải là lựa chọn tốt nhất hay không.
Ghép phổi có thể mang lại kết quả tích cực cho một số người bị COPD nặng, bao gồm:
- Cải thiện chức năng phổi.
- Tăng khả năng hoạt động về thể chất như luyện tập thể dục.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tuy nhiên bất kỳ loại cấy ghép nội tạng nào, đều có nguy cơ cơ thể bệnh nhân từ chối lá phổi mới. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể phản ứng xấu với phổi mới theo cách có thể gây ra các biến chứng rất nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn