Có nhiều rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì thường gặp về cảm xúc, ăn uống,.. mà phụ huynh cần quan tâm, trang bị kiến thức cũng như học cách giao tiếp với trẻ để trẻ cởi mở hơn cũng như đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu trẻ đang muốn gì, cần gì,... từ đó tránh những xung đột giữa bố mẹ và con cái gây ra nhiều tác động tâm lý tiêu cực hơn.
Nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm sinh lý tuổi dậy thì được cho là có liên quan chính tới sự gia tăng nhanh của hormone sinh dục và bắt đầu có sự phân biệt giới tính giữa bé trai và bé gái.
Chính vì thế mà các trạng thái cảm xúc bắt đầu xuất hiện, trẻ nhạy cảm hơn và dễ xung đột với bố mẹ, bạn bè, thầy cô hơn khi không được hiểu và lắng nghe.
Như đã nói ở trên, trẻ ở độ tuổi dậy thì thường nhạy cảm hơn và cảm xúc thay đổi thất thường. Vì thế mà rối loạn cảm xúc tuổi dậy thì xảy ra khi não bộ có sự rối loạn gây ra các bất ổn trạng thái tinh thần. Chẳng hạn như đang vui vẻ, hưng phấn sang khó chịu, cáu kỉnh hoặc ngược lại.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị rối loạn cảm xúc bao gồm:
- Chán ăn
- Mất ngủ
- Giảm cân
- Không thích hoạt động
- Học tập bị mất tập trung
- Hay quên
- Hay nghĩ các vấn đề theo hướng tiêu cực
- ...
Áp lực từ học tập, thi cử, gia đình và bạn bè rất dễ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của trẻ ở tuổi dậy thì. Thậm chí là sự tự ti về vóc dáng bản thân của trẻ dậy thì sớm, mặt mọc nhiều mụn,... lâu dần dẫn tới căng thẳng, stress và thậm chí là trầm cảm.
Trẻ bị trầm cảm hay có các biểu hiện như:
- Buồn bã, cáu kỉnh kéo dài
- Trẻ bỗng nhiên trở nên trầm tính hơn
- Ăn ít hơn hoặc bỗng nhiên ăn nhiều hơn
- Giảm hứng thú với các hoạt động vui chơi, bạn bè
- Tâm lý tiêu cực, bi quan
- Trẻ có thể ngủ nhiều hơn hoặc mất ngủ, khó vào giấc, ngủ hay tỉnh
- Kết quả học tập giảm sút, học tập kém tập trung
- Xuất hiện các hành vi chống đối
- Có ý định hoặc từng tự sát.
Có thể thấy trầm cảm là một rối loạn tâm thần dễ mắc phải ở tuổi dậy thì nếu như không được quan tâm chú ý sát sao.
Bên cạnh rối loạn cảm xúc và rối loạn stress, trầm cảm thì trẻ ở tuổi dậy thì còn có thể gặp phải rối loạn tâm lý hành vi. Cụ thể trẻ nghĩ mình kém cỏi, mất tự tin và hay bị mất bình tĩnh hơn. Lâu dần, trẻ sẽ e dè, ngại tiếp xúc với người khác dẫn tới ảnh hưởng tới tâm thần và hành vi thường ngày.
Thậm chí, về lâu dài trẻ có thể bị các hội chứng tâm lý như trầm cảm, hoang tưởng,...
Vì thế mà phụ huynh cần chú ý tới việc trẻ theo dõi các phim ảnh bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy từ mạng xã hội, website, bạn bè xấu. Theo nhà văn Hoàng Anh Tú chia sẻ thì tốt nhất, cha mẹ nên cho con những góc nhìn khác nhau về vấn đề và cho con quyền lựa chọn, bình đẳng, không áp đặt trẻ và cần phải đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu con đang cần gì và muốn nói gì.
Ở trẻ dậy thì có thể gặp phải một rối loạn tâm sinh lý khác là rối loạn ăn uống do những ám ảnh về hình ảnh cơ thể. Nhiều trẻ giảm cân tiêu cực, ép cân gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Một số khác lại ăn uống quá nhiều dẫn tới thừa cân, béo phì.
Trẻ ở tuổi dậy thì thường có hứng thú với những thứ mới lại như thuốc lá, rượu bia và thậm chí là ma túy hay trẻ coi đó là một cách để chứng tỏ bản thân. Vì thế cha mẹ cần quan tâm, giáo dục trẻ về tác hại của các chất kích thích này.
Tóm lại, trẻ ở tuổi dậy thì cần được cha mẹ chăm sóc sát sao nhưng vẫn phải cho trẻ đủ không gian để trẻ có thể bày bỏ nguyện vọng, mong muốn của bản thân. Học cách lắng nghe trẻ và nhận biết những biểu hiện bất thường để nhanh chóng có sự can thiệp.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn