Cách ăn uống tốt cho người bị bệnh viêm tá tràng

15:16 | 09/03/2020;
Tỉ lệ người mắc bệnh viêm tá tràng ngày càng cao và là nỗi lo của tất cả mọi người. Vậy nguyên nhân của bệnh viêm tá tràng là gì, bệnh có những dấu hiệu và phương pháp chữa trị nào?

Viêm tá tràng là bệnh thường gặp ở bất cứ độ tuổi, giới tính, ngành nghề nào. Bệnh không gây ra hậu quả nguy hiểm tuy nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Biến chứng của bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

1. Viêm tá tràng là gì?

Tá tràng là phần đầu tiên của ruột non, ngay dưới dạ dày. Viêm tá tràng là tình trạng viêm hoặc kích thích tá tràng. Bệnh gây ra cảm giác đau bụng, chảy máu và nhiều triệu chứng tiêu hóa khác. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Vì thế bất cứ ai cũng có khả năng mắc bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tá tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

viem-ta-trang-la-gi-hieu-dung-benh-chua-dung-cach-1

Hình ảnh bệnh viêm tá tràng

2. Dấu hiệu viêm tá tràng là gì?

Ở mỗi bệnh nhân, triệu chứng viêm tá tràng có thể khác nhau về biểu hiện, cường độ. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng lặp lại thường xuyên hoặc chỉ một vài lần trong một thời gian nhất định. Các triệu chứng thường gặp:

- Đau bụng, trường hợp nặng có thể là đau rát.

- Chướng bụng, đầy hơi.

- Nôn, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua.

- Khó tiêu.

- Đau bụng rõ rệt hơn vào lúc đói, sau khi ăn cảm giác đau đỡ hơn.

- Ăn mất ngon, không có cảm giác thèm ăn dễ gây ra suy nhược cơ thể.

- Đau, nóng rát vùng thượng vị bên phải, đau theo từng cơn tăng lên đột ngột khi thời tiết thay đổi.

- Người bệnh viêm tá tràng thường kèm theo thiếu máu, thiếu sắt do ổ loét bị rỉ máu thường xuyên.

- Khi bệnh trở nặng hơn người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng đi ngoài phân đen, nôn ra máu, mất máu nhiều, tụt huyết áp.

Các dấu hiệu bệnh viêm tá tràng thường không rõ ràng khiến nhiều người bệnh chủ quan. Tuy nhiên khi các dấu hiệu này kéo dài, lặp lại thường xuyên thì bạn nên thăm khám bác sĩ ngay. Bệnh viêm tá tràng không nguy hiểm tuy nhiên khi để lâu có thể đe dọa đến tính mạng.

viem-ta-trang-la-gi-hieu-dung-benh-chua-dung-cach-2

Viêm tá tràng gây ra cảm giác đau cho người bệnh

3. Nguyên nhân viêm tá tràng

Bệnh viêm tá tràng gây ra do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ là lớp chất nhầy tại niêm mạc vùng tá tràng với yếu tố tấn công là dịch vị. Sự mất cân bằng xảy ra nếu nhẹ thì khiến tổn thương niêm mạc tá tràng gây ra phản ứng viêm trên bề mặt niêm mạc tá tràng. Sự mất cân bằng nặng thì gây ra vết loét mở ở niêm mạc tá tràng, vết loét này gây thủng tá tràng.

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm tá tràng là nhiễm trùng dạ dày liên quan đến một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (H pylori). Loại vi khuẩn này phá vỡ hàng rào chất nhầy thường bảo vệ niêm mạc tá tràng mỏng manh khỏi các thành phần dạ dày có tính axit. Mất lớp bảo vệ này khiến người bệnh bị viêm tá tràng. Vi khuẩn này gây ra do:

- Sử dụng lâu dài một số loại thuốc, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen hay naproxen.

- Bệnh viêm đường tiêu hóa như các tổn thương phần ruột non.

- Sử dụng thường xuyên máy trợ thở.

- Tình trạng bệnh tự miễn.

- Trào ngược dịch mật khiến dịch mật chảy từ tá tràng vào dạ dày.

- Do chế độ ăn uống: Người bệnh ăn nhiều thức ăn kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, tá tràng như thức ăn cay, nóng, chua, chè, rượu, cà phê, chất béo. Thói quen ăn nhanh, ăn quá no hoặc quá đói, ăn không đúng giờ, nhai không kỹ...

viem-ta-trang-la-gi-hieu-dung-benh-chua-dung-cach-3

Thực phẩm cay nóng là yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm tá tràng

Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm tá tràng:

Bệnh viêm tá tràng có thể xảy ra với tất cả mọi người không phân biệt độ tuổi, giới tính hay ngành nghề. Tuy nhiên, những người sau đây thường có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

- Người nghiện rượu bia nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dày và tá tràng.

- Người từng điều trị bệnh ung thư như xạ trị, hóa trị, cơ thể suy nhược.

- Người thường xuyên hút thuốc lá: Nicotine và các hóa chất khác trong thuốc lá và xì gà có thể gây tổn thương mạch máu và phổi.

- Người thường xuyên căng thẳng, stress.

- Bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày, tá tràng.

4. Chẩn đoán viêm tá tràng

Để chẩn đoán viêm tá tràng các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng. Bạn sẽ được hỏi các câu hỏi về triệu chứng của bạn. Sau đó thực hiện các xét nghiệm như:

- Nội soi để phát hiện các vấn đề bất thường trong dạ dày hoặc tá tràng của bạn. Các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi (ống có đèn và camera ở cuối) để quan sát và có thể lấy một mẫu từ tá tràng của bạn để kiểm tra.

- Thực hiện xét nghiệm máu để phân tích sức khỏe tổng quát, phát hiện những biến chứng của bệnh (nếu có).

- Một bài kiểm tra hơi thở để đo lượng carbon dioxide trong hơi thở của bạn để phát hiện những bất thường trong hơi thở. Bạn sẽ được hướng dẫn uống một chất lỏng trong y học và thở vào một cái túi để kiểm tra vi khuẩn H. pylori.

- Các bác sĩ sẽ lấy một mẫu ở tá tràng để phân tích, kiểm tra vi khuẩn có thể gây viêm.

viem-ta-trang-la-gi-hieu-dung-benh-chua-dung-cach-4

Nội soi để chẩn đoán viêm tá tràng

5. Phương pháp điều trị bệnh

Điều trị viêm tá tràng sẽ được thực hiện bằng các kỹ thuật y tế. Các phương pháp điều trị viêm tá tràng là gì, các bác sĩ có thể tư vấn bạn các phương pháp bao gồm:

Phương pháp điều trị tây y

- Sử dụng thuốc kháng sinh cho viêm loét tá tràng. Dùng để điều trị bệnh viêm tá tràng do bị nhiễm H. pylori. Người bệnh cần tuân thủ theo chính xác phác đồ kháng sinh để tránh tái nhiễm hoặc tái phát lại. Thông thường, bác sĩ sẽ kê hai loại thuốc kháng sinh trong 14 ngày gồm các loại thuốc như metronidazole (Flagyl®), amoxicillin, clarithromycin (Biaxin®), tetracycline;

- Thuốc ức chế bơm proton và histamine đối kháng H2 sẽ làm giảm lượng axit trong dạ dày, đây cũng là một cách điều trị hiệu quả cho viêm tá tràng.

Phương pháp điều trị dân gian

Một số phương pháp dân gian hỗ trợ điều trị bệnh viêm tá tràng được nhiều người áp dụng và mang lại kết quả cải thiện như:

Dùng lá mơ: Lá mơ có tác dụng nhuận tràng tốt. Người bệnh viêm tá tràng có thể sử dụng nước cốt lá mơ giã nhuyễn uống hàng ngày để diệt khuẩn, tốt cho tá tràng.

Sử dụng bắp cải: Giúp cải thiện các triệu chứng bệnh lý viêm tá tràng. Vì thế bạn hãy uống nước ép bắp cải trước khi ngủ và sáng thức dậy để cải thiện tình trạng sức khỏe nhé.

Dùng lá tía tô: Có tác dụng lành vết loét tốt. Sử dụng lá tía tô khô hoặc tươi nấu nước uống hàng ngày để trung hòa axit dư thừa và lành vết loét hiệu quả.

Dùng nghệ và mật ong: Nghệ và mật ong có tác dụng chữa viêm hiệu quả. Bạn có thể dùng tinh bột nghệ với mật ong để uống hàng ngày giúp chữa viêm, nhuận tràng.

6. Biến chứng bệnh

Bệnh viêm tá tràng không gây tử vong tuy nhiên các biến chứng của bệnh có thể tiến triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Vậy biến chứng bệnh viêm tá tràng là gì?

- Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết hay gọi là chảy máu ở đường tiêu hóa, có thể xuất hiện đột ngột hay sau khi người bệnh sử dụng các chất gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa như sử dụng các loại thuốc chống viêm, uống rượu... Xuất huyết đường tiêu hóa có biểu hiện là đi ngoài phân đen, nôn ra máu tươi, huyết áp tụt, mệt lả người. Người bệnh có dấu hiệu xuất huyết đường tiêu hóa cần đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời.

- Thủng tá tràng: Thủng tá tràng là một biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tá tràng. Không được điều trị kịp thời bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng. Biểu hiện là đau bụng dữ dội, đau như dao đâm, bụng cứng như đá, nôn.

- Hẹp môn vị: Nếu vị trí loét của viêm tá tràng rộng và sát với môn vị dạ dày thì người bệnh có nguy cơ biến chứng thành hẹp môn vị. Người hẹp môn vị có các biểu hiện gồm chậm tiêu, đau bụng, đầy bụng, nôn theo dịch màu xanh đen.

Nếu bệnh thành dạng mãn tính gây khó khăn cho việc điều trị, kiêng khem vất vả cho người bệnh

7. Phòng tránh bệnh viêm tá tràng

- Không hút thuốc: Nếu bạn đang hút thuốc hãy loại bỏ để tránh nguy cơ bệnh viêm tá tràng. Bởi trong thuốc lá chứa nicotine ảnh hưởng đến tá tràng.

- Hạn chế uống rượu: Rượu ảnh hưởng đến dạ dày cũng như tá tràng vì thế hãy nói không với rượu hoặc hạn chế tối đa nhất có thể.

- Không dùng NSAID hoặc aspirin trừ khi được hướng dẫn. Những loại thuốc này hoặc các loại thuốc có thành phần tương tự có thể gây kích ứng.

- Không ăn thực phẩm gây kích ứng như các loại thực phẩm cay nóng, chua, bia rượu, cà phê, nước có ga. Hạn chế ăn quá no hoặc để quá đói.

- Không nên tập luyện, vận động mạnh sau ăn, nghỉ ngơi 30 phút.

- Thường xuyên tập thể dục, thư giãn tránh căng thẳng đầu óc.

- Nếu từng có tiền sử các bệnh về dạ dày, tá tràng cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời.

8. Cách ăn uống cho người viêm tá tràng

Bên cạnh việc thực hiện điều trị bằng thuốc và các phương pháp do bác sĩ chỉ định, người bị viêm tá tràng nên ăn và kiêng ăn gì là vấn đề mà người bệnh nào cũng quan tâm. Bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học là yếu tố giúp bệnh tiến triển tốt hơn. Người bệnh nên chú ý:

Viêm tá tràng nên ăn gì?

- Các loại rau màu xanh đậm

Các loại rau màu xanh đậm cung cấp nguồn vitamin A, C, K, axit folic, canxi và sắt dồi dào rất tốt cho người viêm tá tràng. Một số loại rau màu xanh đậm được gợi ý gồm cải bắp, bông cải xanh, măng tây, cải xoăn, rau bina, măng tây...

viem-ta-trang-la-gi-hieu-dung-benh-chua-dung-cach-5

Các loại rau màu xanh đậm tốt cho người viêm tá tràng

- Bổ sung thực phẩm giàu protein, ít chất béo để sửa chữa các tế bào cũ bị hư hỏng, hồi phục sức khỏe. Một số thực phẩm tốt trong danh mục này gồm thịt nạc, các loại gia cầm, đậu nành, cá, sữa ít béo...

- Thực phẩm chống oxy hóa, giàu Flavonoid: bạn có bổ sung loại chất này trong các loại rau hoặc trái cây màu sặc sỡ như ớt chuông, việt quất, anh đào, cần tây, táo...

Viêm tá tràng kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm người bệnh viêm tá tràng nên kiêng gồm:

- Thịt đỏ, thực phẩm chiên, caffeine, chế phẩm chứa đường nhiều và bột tinh chế, các gia vị cay…

- Thực phẩm có vị chua như nước mơ, nước chanh, nước sấu, các loại nước uống có ga.

9. Các câu hỏi thường gặp về bệnh viêm tá tràng

- Bệnh viêm tá tràng có điều trị dứt điểm được không?

Nếu bệnh được phát hiện sớm kết hợp với chế độ ăn điều độ, kiêng khem tốt thì bệnh viêm loét tá tràng có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên hầu hết người bệnh đều phát hiện bệnh muộn khi đã trở nên mãn tính rất khó chữa trị dứt điểm và thường xuyên tái phát vì thế người bệnh thường phải kiên trì trong điều trị.

- Bệnh viêm tá tràng có bị tái phát không?

Nếu bạn có chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng đến bệnh thì bệnh hoàn toàn có khả năng tái phát sau khi điều trị.

- Bệnh viêm tá tràng có di truyền không?

Chưa có kết luận nào về việc bệnh viêm tá tràng có di truyền không. Tuy nhiên nếu bạn có người thân mắc bệnh và có các biểu hiện của bệnh thì nên đi tầm soát sớm để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

10. Các hình ảnh về bệnh

viem-ta-trang-la-gi-hieu-dung-benh-chua-dung-cach-6

Hình ảnh bệnh viêm tá tràng

viem-ta-trang-la-gi-hieu-dung-benh-chua-dung-cach-7

Vị trí tá tràng trong nội tạng

viem-ta-trang-la-gi-hieu-dung-benh-chua-dung-cach-8

Biểu hiện viêm tá tràng

Những thông tin về bệnh viêm tá tràng là gì và các thông tin liên quan trên hy vọng giúp bạn có thêm những kiến thức tổng quát về bệnh để phòng ngừa và điều trị bệnh tốt. Đừng quên xây dựng một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để luôn có một sức khỏe tốt nhất.

Nguồn dịch: https://en.wikipedia.org/wiki/Duodenitis

https://www.healthline.com/health/gastritis-duodenitis#Treatments6

https://www.drugs.com/cg/duodenitis.html

https://www.healthgrades.com/right-care/digestive-health/duodenitis

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn