Hỏi: Tôi năm nay lần đầu được thực hiện quyền công dân trong bầu cử. Thời gian qua tôi đã tìm hiểu kỹ về các ứng cử viên tại đơn vị bầu cử nơi tôi sinh sống. Trong danh sách ứng cử viên thuộc đơn vị bầu cử đều có số lượng nhiều hơn số đại biểu được bầu. Vậy cách gạch tên đối với ứng cử viên mình không tín nhiệm trên các phiếu bầu như thế nào là hợp lệ? Có sự khác nhau về cách gạch tên trên phiếu bầu đối với các ứng viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp không?
Hoàng Thị Thanh Bình (Mù Cang Chải, Yên Bái)
Trả lời: Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định về nguyên tắc bỏ phiếu như sau:
+ Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
+ Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ những trường hợp cử tri bị hạn chế về thể chất không thể tự viết được phiếu bầu, không thể tự bỏ phiếu hoặc không thể tự đi đến phòng bỏ phiếu thì thực hiện việc bỏ phiếu theo hướng dẫn riêng.
+ Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
+ Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
+ Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu "Đã bỏ phiếu" vào thẻ cử tri.
Về cách gạch tên ứng cử viên trong phiếu bầu, Thông tư số 1/2021của Bộ Nội vụ hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 như sau: Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữ họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu.
Với các trường hợp không tự viết phiếu bầu hoặc không thể bỏ phiếu, Luật Bầu cử hướng dẫn như sau:
+ Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
+ Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn