Tiết kiệm tiền với cá nhân đã khó do đó, việc tiết kiệm cho cả gia đình còn khó hơn gấp bội. Có rất nhiều nhân tố có thể tác động và ảnh hưởng đến mục tiêu tiết kiệm của gia đình. Bởi thế mà bạn cần có những kế hoạch và học cách cân bằng hiệu quả giữa những mục tiêu tiết kiệm. Dưới đây là một vài lời khuyên đến từ chuyên gia để bạn tham khảo.
Trong cuộc sống sẽ luôn có những điều bất ngờ mà bạn không thể lường trước được như bệnh tật, tai nạn,... Đó cũng là lý do tại sao bạn cần xây dựng một quỹ khẩn cấp. Các chuyên gia cho lời khuyên rằng quỹ khẩn cấp của gia đình cần đủ để trang trải các khoản chi tiêu cần thiết trong khoảng từ 6 đến 9 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc người kia đang tự kinh doanh hay có nguồn thu nhập không ổn định thì nên xây dựng quỹ khẩn cấp nhiều hơn chút.
Quỹ khẩn cấp chính là khoản tiết kiệm đầu tiên mà mỗi gia đình cần xây dựng trước cả những mục tiêu tiết kiệm dài hạn và ngắn hạn.
Giữa các khoản tiết kiệm dài hạn của gia đình cũng sẽ có thứ tự ưu tiên khác nhau. Và đây là gợi ý ưu tiên được tiết lộ từ chuyên gia để bạn tham khảo.
Tiết kiệm nghỉ hưu là ưu tiên hàng đầu: Khi đặt mục tiêu tiết kiệm cho gia đình, các chuyên gia khuyên bạn nên tiết kiệm cho việc nghỉ hưu càng sớm càng tốt và đặt nó ở vị trí hàng đầu. Bởi lẽ, bạn sẽ chẳng thể tìm thấy được các khoản vay hỗ trợ cho việc nghỉ hưu trong khi các mục tiêu khác như giáo dục, nhà cửa, xe cộ thì lại có rất nhiều.
Tiết kiệm cho giáo dục: Chi tiêu cho giáo dục của con cái luôn là một khoản không nhỏ, vì thế bạn cần có kế hoạch tiết kiệm dài hạn cho khoản giáo dục của con cái. Thông thường, chi phí giáo dục của con cái mà bạn cần bỏ ra là đến hết đại học. Đặc biệt, nếu có ý định cho con đi du học thì khoản tiết kiệm cho giáo dục của con bạn sẽ tăng lên rất nhiều. Bởi thế mà mục tiêu tiết kiệm cho giáo dục cũng cần được ưu tiên với một kế hoạch dài hạn.
Cuối cùng là các mục tiêu tiết kiệm dài hạn khác. Một vài mục tiêu tiết kiệm dài hạn khác như dùng để mua nhà, mua xe. May mắn thay là bạn hoàn toàn có thể tiếp cận với những nguồn vay khác nhau để giảm bớt gánh nặng tiết kiệm của gia đình.
Sau khi đã đặt ra được những mục tiêu tiết kiệm dài hạn của gia đình, các chuyên gia khuyên bạn nên mở một tài khoản tiết kiệm dành riêng cho những mục tiêu tiết kiệm dài hạn có giá trị lớn. Sau đó, bạn có thể gửi một số tiền tiết kiệm nhất định vào các khoản tiết kiệm đó hàng tháng như kế hoạch đã đặt ra.
Sau khi đã lo cho kế hoạch tiết kiệm dài hạn, bạn cần quay trở lại và đối mặt với các mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn. Chúng có thể là các chuyến du lịch gia đình, sửa sang nhà cửa. Việc thực hiện lần lượt các mục tiêu tiết kiệm sẽ giúp bạn hoàn thành các chúng một cách khoa học và hiệu quả hơn rất nhiều.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn