Mùa hè, nhiệt độ ngoài trời thường rất cao. Đặc biệt, trong những ngày qua ở Hà Nội nhiệt độ luôn ở ngưỡng 40 độ C. Nhiều phụ huynh không biết cách chăm sóc, khiến số trẻ phải nhập viện tăng lên.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, trong những ngày nắng nóng, trẻ dễ bị sốc nhiệt hay cháy nắng do thân nhiệt của bé chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ càng nhỏ thì nguy cơ bị sốc nhiệt càng cao hơn, nếu không xử trí kịp thời có thể tử vong. Vì vậy, để trẻ không bị sốc nhiệt trong những ngày hè, phụ huynh cần thực hiện một số cách sau:
Tắm nhiều lần trong ngày
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, trong những ngày nắng nóng, trẻ dễ bị sốc nhiệt hay cháy nắng do thân nhiệt của bé chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ càng nhỏ thì nguy cơ bị sốc nhiệt càng cao hơn, nếu không xử trí kịp thời có thể tử vong. Vì vậy, để trẻ không bị sốc nhiệt trong những ngày hè, phụ huynh cần thực hiện một số cách sau:
Tắm nhiều lần trong ngày
Nếu trời quá nóng, phụ huynh có thể tắm cho bé nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ vài phút. Khoảng cách giữa các lần tắm từ 2-3 tiếng.
Ngày hè, phụ huynh cần chú ý làm mát cho bé |
Cho bé uống nhiều nước
Trong những ngày hè, phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước. Trẻ dưới 1 tuổi nên uống nước lọc, trẻ lớn hơn có thể uống nước trái cây. Tuy nhiên, phụ huynh không nên ép bé uống quá nhiều nước trong một lần mà để trẻ uống theo nhu cầu cơ thể.
Lựa chọn hệ thống làm mát
Ngày hè nóng bức, trẻ cần được làm mát cơ thể. Thông thường các gia đình thường làm mát bằng quạt hoặc điều hòa. Theo các chuyên gia, điều hòa làm mát tốt hơn quạt điện. Tuy nhiên bố mẹ nên kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ căn phòng. Thông thường, nhiệt độ phòng thích hợp nhất là 25 độ C - 27 độ C và độ ẩm phòng không thấp hơn 40%. Khi phụ huynh muốn giảm nhiệt độ phòng thì nên từ từ, tránh giảm đột ngột khiến bé có thể bị lạnh. Ngoài ra, vị trí khí mát từ điều hòa không nên phả trực tiếp vào vị trí nằm ngủ của trẻ.
Không khí thông thoáng
Bất kỳ hệ thống làm mát nào cũng khiến không khí trong phòng bị khô. Vì vậy cửa sổ phòng thỉnh thoảng nên được mở để giúp không khí lưu thông, kể cả khi mở máy điều hòa trong phòng.