Chữa cảm cúm có thể sử dụng thuốc hoặc kết hợp với các biện pháp chườm nóng, vệ sinh mũi, họng cũng giúp đẩy lùi tình trạng này. Cảm cúm có thể dễ dàng lây lan rộng và có thể để lại những biến chứng xấu đến sức khỏe. Đặc biệt với phụ nữ mang thai bị cúm trong 3 tháng đầu thì khả năng cao bị sảy thai hoặc làm gia tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh. Dưới đây sẽ là những cách chữa cảm cúm để bạn biết cách điều trị và phòng ngừa tại nhà.
Bệnh cảm cúm xảy ra do virus xâm nhập vào cơ thể và làm ảnh hưởng đến mũi, cổ họng, phổi của người bệnh. Thông thường, sau vài ngày cơ thể sẽ tự phục hồi tuy nhiên những biến chứng của bệnh vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, cũng đều do virus tấn công nhưng cảm cúm và cảm lạnh lại là hai bệnh khác nhau.
Một trong những dấu hiệu phổ biến là sốt nhưng nếu kéo dài từ 1 tuần trở lên thì có nguy cơ bạn bị bội nhiễm vi khuẩn và các biến chứng nghiêm trọng khác.
2. Nguyên nhân cảm cúm
Bệnh có khả năng lây lan rộng thông qua đường hô hấp, giọt bắn bệnh nhân hay tiếp xúc vào các đồ vật như khăn, bàn phím, điện thoại… rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Những người bị cảm cúm có thể truyền virus sang những người khác từ trước khi xuất hiện các biểu hiện cho bệnh hay sau khoảng 5 ngày. Với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em thì thời gian truyền nhiễm có thể kéo dài hơn.
Khi bị cảm cúm một lần, bạn hoàn toàn có thể tái phát nhiều lần. Nguyên nhân bởi các biến chủng xuất hiện liên tục khiến kháng thể trong cơ thể bạn chưa kịp thích ứng. Chúng chỉ có thể ngăn ngừa hay giảm mức độ bệnh nếu cùng là chủng trước đó bạn mắc phải.
Các biểu hiện có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng hay thậm chí gây tử vong.
- Sốt kéo dài hay cảm thấy cơ thể ớn lạnh
- Ho
- Đau họng
- Nước mũi tự động chảy, nghẹt mũi
- Cơ thể không được khỏe, tinh thần mệt mỏi
- Đau đầu
- Căng tức ngực
- Khả năng tỉnh táo giảm
- Một số trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện cả những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa.
- Còn dưới đây là những triệu chứng có thể gặp ở trẻ nhỏ:
- Thở nhanh, gấp gáp, gắng sức hay khó thở
- Mặt và môi không còn hồng hào mà chuyển sang xanh
- Ngực đau
- Cảm thấy mệt mỏi, đau cơ, không muốn vận động
- Cơ thể mất nước
- Khi trẻ ngủ dậy, bạn hiếm khi thấy trẻ có phản ứng hoặc tương tác với bố mẹ
- Nếu trẻ dưới 12 tuần thì khả năng bị sốt nhẹ hay nặng đều cao
- Tái phát ho hoặc sốt
- Bệnh lý mãn tính trở nên trầm trọng hơn
Những người có sức đề kháng yếu như trẻ em và người cao tuổi có khả năng bị cảm cúm cao.
Với những đối tượng đã từng điều trị ung thư, HIV/AIDS, ghép tạng, sử dụng thuốc chống thải ghép, steroid… thì hệ thống miễn dịch cũng bị suy giảm. Điều này dễ khiến các virus tấn công vào hệ hô hấp và gây cảm cúm.
Nếu dùng aspirin trong thời gian dài đối với trẻ dưới 19 tuổi thì khả năng cao bị nhiễm cún dễ có nguy cơ mắc hội chứng Reye. Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng đến não - gan và phần lớn xuất hiện ở trẻ em sau khi nhiễm cúm.
Thai phụ là đối tượng dễ mắc các biến chứng cúm, đặc biệt là trong thời gian 3 tháng giữa và cuối thời kỳ. Thời điểm hai tuần sau sinh bạn cũng nên cẩn thận vì dễ để lại biến chứng.
Đối tượng có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên thì khả năng mắc bệnh cảm cúm cũng cao hơn những người bình thường.
Dựa vào các triệu chứng và dấu hiệu mà bác sĩ sẽ kiểm tra để phát hiện bệnh cúm. Một trong những xét nghiệm phổ biến nhất hiện nay là phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để xác định được chủng virus cúm. Trong giai đoạn khi biểu hiện cúm lan rộng, xét nghiệm là không cần thiết.
- Thuốc thông mũi (Decongestants). Thuốc này có tác dụng giúp chất nhầy trong mũi loãng hơn từ đó việc xì mũi dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng thuốc dưới dạng uống hoặc hít.
- Thuốc giảm ho. Bạn có thể dùng thuốc ho dưới dạng viên ngậm để làm giảm triệu chứng ho hay ức chế phản xạ ho.
- Thuốc làm long đờm. Khi có nhiều chất nhầy còn ở trong lồng ngực sẽ khiến hình thành đờm. Bạn có thể dùng các loại thuốc này để hỗ trợ bạn ho ra đờm.
- Thuốc kháng histamine. Thuốc giúp trị dứt điểm các chứng nghẹt và chảy nước mũi. Tuy nhiên, lưu ý là thuốc có tác dụng phụ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.
Tuy nhiên các loại thuốc trên bạn không nên tự ý mua sử dụng mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bệnh cảm cúm có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Dưới đây là những cách giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi:
Chất nhầy và vi khuẩn sẽ không thể xâm nhập vào mũi nếu bạn giữ vệ sinh sạch sẽ. Hàng ngày bạn có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi hay xì mũi để loại bỏ hết các bụi bẩn, chất nhầy còn sót lại bên trong. Sau khi thực hiện, hãy rửa tay với xà phòng để không lây lan vi khuẩn.
Nước muối loãng là dung dịch vệ sinh chi phí thấp nhưng mang đến hiệu quả cao. Hàng ngày buổi sáng và tối bạn nên súc miệng bằng nước muối để chống viêm đồng thời phòng ngừa các cơn đau họng.
Việc tắm nước nóng giúp giữ ẩm và thông thoáng mũi, giúp bạn thở dễ hơn nếu bị nghẹt mũi. Lúc bị cảm cúm bạn cũng không nên tắm nước lạnh bởi nhiệt độ thay đổi dễ khiến cơ thể chưa thích nghi và bệnh trở nặng.
Uống nước ấm sẽ giúp cổ họng bạn dịu lại, đỡ khô rát và giảm các dấu hiệu như ho, đờm. Để tăng thêm hiệu quả và hương vị thì bạn có thể cho thêm lát chanh, gừng hoặc mật ong.
Xông hơi bằng các loại tinh dầu tràm, bạc hà… sẽ giúp hệ hô hấp thông thoáng, cải thiện các chứng nghẹt mũi hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các thiết bị xông chuyên dụng hay hòa cùng nước nóng và chùm khăn lên đầu.
Chườm nóng hay chườm lạnh đều mang tới hiệu quả là giúp làm dịu vùng mũi. Chườm nóng có tác dụng giúp lớp dịch nhầy trong mũi trở nên lỏng hơn. Trong khi đó chườm lạnh giúp các mạch máu ở khu vực xoang mũi co lại, từ đó các cơn đau nhức cũng giảm bớt.
Một trong những yếu tố quyết định bệnh có khỏi hay không là có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bạn không nên làm việc quá sức mà thay vì đó hãy giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh nằm điều hòa sẽ khiến các triệu chứng nặng thêm.
Thuốc hạ sốt sẽ được chỉ định nếu bạn sốt cao từ 38,5 độ trở lên kèm theo là vitamin C. Tuy nhiên với đối tượng mắc bệnh dạ dày thì không nên dùng vitamin C, aspirin, APC.
Một trong những mẹo chữa cảm cúm hiệu quả là xông lá. Cách thực hiện là chuẩn bị một chậu nước xong sau đó cho thêm các loại lá như bạc hà, lá chanh, lá tía tô, lá sả… sau đó trùm khăn lên đầu. Cách này sẽ giúp hệ hô hấp thông thoáng, giải cảm hiệu quả.
Những món đồ nóng cũng được coi là phương pháp giúp giảm cảm tốt. Bên cạnh đó, những món có tính lỏng như cháo, súp… cũng giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn.
Tình trạng nghẹt mũi của bạn có thể cải thiện bằng cách khi ngủ hãy kê cao gối. Điều này sẽ giúp bạn dễ thở hơn, từ đó đưa bạn vào giấc ngủ thoải mái nhất.
– Sau khi đã xuất hiện các biểu hiện của bệnh, bạn nên tự cách ly tối thiểu 5 ngày khỏi người thân, đặc biệt là người cao tuổi hoặc trẻ em.
– Khi bệnh bạn không nên ra ngoài vì có nguy cơ lây lan cho cộng đồng hoặc bị các tác nhân khác gây ảnh hưởng đến cơ thể. Nếu bắt buộc thì bạn cần chuẩn bị khẩu trang y tế, khăn giấy chuyên dụng.
- Khi tiếp xúc với người bệnh hãy đeo khẩu trang, rửa tay trước và sau khi chăm sóc, nhỏ thuốc sát khuẩn.
- Nâng cao sức đề kháng bằng cách ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C hay các gia vị có tính kháng khuẩn, nóng để làm ấm cơ thể.
- Để phòng tránh nguy cơ lây cúm bạn nên uống 1 ly trà gừng ấm hay tỏi băm pha nước.
- Để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm thì không nên dùng chung đồ người bệnh và nên khử khuẩn đồ dùng thường xuyên.
- Không ăn lại thức ăn thừa của người bệnh.
- Các vật dụng dùng một lần như khăn giấy đã sử dụng cũng nên để riêng túi rác khác.
- Khi bạn có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau mỏi người thì nên đi khám bác sĩ.
Căn bệnh này có khả năng lây lan cho nhiều người khác vì thế nếu đang bị bệnh bạn cần phải biết những cách để phòng tránh bệnh. Một số cách có thể kể đến là:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ đặc biệt nếu hắt hơi và ho thì cần rửa tay bằng xà phòng.
- Khi hắt hơi hay ho hãy dùng khăn giấy.
- Hạn chế đến nơi
- Bệnh cảm cúm có thể lây nhiễm cho người khác. Do đó, khi mắc bệnh, bạn nên có các biện pháp để tránh lây lan virus cho người khác, chẳng hạn như:
- Rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng, đặc biệt là sau khi ho và hắt hơi
- Sử dụng khăn giấy để che khi bạn ho và hắt hơi
- Tránh đến những nơi đông người để không lây lan virus
Bên cạnh đó, tuy sau 1 - 2 tuần bệnh có thể tự khỏi nhưng vẫn có khả năng để lại các biến chứng như viêm phổi, vấn đề hệ tim mạch, hen suyễn, viêm phế quản, nhiễm trùng tai ở cả người lớn và trẻ con. Trong đó, viêm phổi là ảnh hưởng nặng nhất có thể gây tử vong.
Hi vọng với những cách chữa cảm cúm ở trên, có thể giúp người bị cảm cúm lựa chọn được biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân nhanh hồi phục.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn