Khi xung đột xảy ra, vấn đề lớn nhất chưa chắc đã đến từ những bất đồng trong quan điểm mà chính là "cái tôi" của mỗi người. Bất kỳ tranh cãi nào cũng không thể giải quyết nếu một trong hai bên không ai chịu đặt "cái tôi" của mình xuống trước.
Đặt "cái tôi" của mình xuống không có nghĩa là bạn thừa nhận mình đã sai hay đã thua cuộc khi tranh cãi, mà đơn giản là giúp bạn có thể nhìn nhận ý kiến của đối phương một cách khách quan hơn.
Bước đầu tiên trong cách giải quyết xung đột trong nhóm là hãy thử ngồi lại và lắng nghe nhiều hơn. Trước khi phản biện điều gì, hãy tìm cách hiểu vấn đề của người đối diện. Một khi bạn chịu lắng nghe thì đối phương cũng sẽ bớt nóng giận và cùng bạn suy xét vấn đề.
Hãy liên tục đặt những câu hỏi xoay quanh việc xung đột khi làm việc nhóm để tìm hiểu chính xác đâu là vấn đề và đâu là giải pháp cho tất cả. Chỉ khi tìm ra được nguyên nhân cốt lõi, bạn và đồng đội mới đủ bình tĩnh để đánh giá phương án giải quyết.
Hãy cùng nhau làm rõ vấn đề chứ đừng im lặng và bỏ qua. Vì vấn đề nhỏ nếu tích tụ lâu dần sẽ hình thành vấn đề lớn; khiến những xung đột nhóm bùng nổ căng thẳng và khó giải quyết hơn.
Khi đã làm rõ nguyên nhân của vấn đề, đây là lúc bạn cùng cộng sự của mình ngồi xuống để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất cho xung đột đó. Lúc này, hai bên đã sẵn sàng để nhìn nhận ý kiến của đối phương, cũng như hiểu được điều gì là tốt nhất cho đội ngũ của mình.
Trước tiên, hãy lắng nghe ý kiến của từng thành viên trong nhóm và hiểu về cách họ suy nghĩ về vấn đề mà nhóm đang gặp phải. Sau đó, hãy chọn ra một vài phương án phù hợp và thống nhất hướng giải quyết. Việc làm này sẽ giúp nhóm bạn đạt được tiếng nói chung một cách nhanh chóng và không ảnh hưởng đến kết quả.
Thay vì là người góp ý, bạn hãy thử trở thành người lắng nghe. Dưới vai trò làm người nghe, bạn có thể phân tích và so sánh với quan điểm của mình qua góc nhìn toàn diện. Từ đó, bạn có thể tự nhận xét lợi thế của các ý tưởng và đưa ra lời góp ý công tâm, hướng đến sự thành công của toàn nhóm.
Trong quá trình giải quyết xung đột, chúng ta cần phải đối mặt với sự khác biệt và đa dạng của quan điểm, giá trị và lợi ích. Kỹ năng này giúp phát triển khả năng chấp nhận và tôn trọng quan điểm của người khác. Khi giao tiếp, việc hiểu và chấp nhận sự đa dạng này giúp tạo ra một môi trường giao tiếp mở và xây dựng.
Không bàn tán về đời tư của người khác. Hãy suy nghĩ cho cảm xúc cá nhân của mỗi người. Nếu đổi lại là bạn, bạn cũng sẽ không muốn bị soi mói như vậy.
Đừng hùa theo những tin đồn không xác thực. Một lời nói vô ý đôi khi mang lại khả năng "sát thương cao" và những hậu quả nặng nề mà bạn khó lường trước được.
Hạn chế xưng "tôi". Chúng ta đang làm việc tập thể, hãy thể hiện sự hòa hợp của bạn dành cho đội nhóm của mình
Hiểu rõ mục tiêu chung của nhóm. Khi ai cũng nắm rõ việc mình cần phải làm, vấn đề xung đột hay mâu thuẫn trong nhóm sẽ khó mà tồn tại.
Lắng nghe trước, lên tiếng sau. Đừng để những giây phút "bốc đồng" của bản thân gây ảnh hưởng tới tinh thần làm việc tập thể.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn