Nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) cho thấy, không phải đọc sách là phương pháp tốt nhất cho sự phát triển não bộ của trẻ. Khi trẻ bị điểm kém, đó không phải hoàn toàn là lỗi của chúng, nhiều khả năng còn do cha mẹ ít tương tác với con mình.
Năm 2018, các nhà nghiên cứu của MIT đã công bố kết quả nghiên cứu chứng minh rằng các cuộc trò chuyện trong gia đình có liên quan đến sự phát triển trí não của trẻ. Trước đó nhóm gồm các nhà nghiên cứu từ MIT, Harvard và Đại học Pennsylvania đã khảo sát hơn 300 trẻ em trong độ tuổi 4-6 tuổi ở Boston, Mỹ. Họ đã quét hoạt động của não khi trẻ được nghe kể chuyện và xem các đoạn video khi trẻ giao tiếp với cha mẹ ở nhà.
Các nhà nghiên cứu tập trung vào 3 thước đo: Số từ mà cha mẹ nói với trẻ, số từ mà trẻ nói và số lượng các cuộc trò chuyện tương tác giữa trẻ và cha mẹ.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ nói chuyện nhiều hơn với cha mẹ sẽ đạt điểm cao hơn trong những bài kiểm tra tiêu chuẩn về phát triển trí não so với các em đọc sách. Những nhà nghiên cứu cũng cho biết, trẻ em thường xuyên nói chuyện với cha mẹ thì hoạt động ở các khu vực liên quan đến ngôn ngữ trong não bộ càng phát triển. Họ đánh giá đây là phương pháp giáo dục tốt nhất để phát triển não bộ của trẻ so với việc đưa con đến các cơ sở đắt tiền.
Không chỉ thúc đẩy mối quen hệ cha mẹ và con cái, việc trò chuyện này còn góp phần phát triển các kỹ năng xã hội và khả năng suy luận.
4 cách trò chuyện sau đây sẽ giúp gắn kết tình cảm bố mẹ và con cái. Đồng thời đây cũng là phương pháp phát triển trí não của trẻ:
1. Không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng
- Mẹ chơi với con được không?
- Vào phòng chơi một mình đi con.
Nhiều bậc phụ huynh sẽ nói với con như thế khi họ có một ngày mệt mỏi hay tâm trạng chán nản. Tuy nhiên, bạn nên trả lời rằng: "Mẹ sẽ chơi sau con nhé".
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ giấu cảm xúc của mình với con nhưng bạn phải biết cách kiểm soát và tìm cách để đối phó với căng thẳng. Bạn có thể nghĩ rằng con còn nhỏ, không nhận ra được cảm xúc của bố mẹ. Sự thật là trẻ rất nhạy cảm với tâm trạng của bố mẹ.
Sự căng thẳng có thể khiến bạn có những phản ứng quá đà với bất kì thứ gì con yêu cầu. Điều này khiến con tránh chia sẻ, tiếp xúc gần gũi với bố mẹ. Dành thời gian cho bản thân, để tâm trạng thoải mái, bạn sẽ có thể hỗ trợ con rất nhiều về mặt tinh thần.
Đang làm việc mà vẫn nói chuyện với con khiến trẻ cảm thấy mình không quan trọng đối với bố mẹ. Trong khi đó trẻ không phải lúc nào cũng có tâm trạng để nói chuyện. Thế nên một khi con đã chủ động nói chuyện nghĩa là con cần sự chú ý cao độ của bạn.
Nếu không, con sẽ dễ mang tâm lý mình không phải là ưu tiên của bố mẹ, không quan trọng với bố mẹ. Từ đó, con lại càng thu mình, không muốn chia sẻ, trò chuyện cùng bố mẹ. Đó là lý do khi trẻ đã tìm đến bạn nghĩa là trẻ có chuyện quan trọng cần nói. Ngưng việc bạn đang làm, giao tiếp với trẻ bằng ánh mắt và hoàn toàn tham gia vào cuộc trò chuyện, đó là những gì bạn nên làm để con tin tưởng mình hơn.
Bạn càng hỏi: "Kể mẹ nghe xem có chuyện gì xảy ra nào?", trẻ sẽ càng không muốn nói. Việc hỏi đi hỏi lại câu này sẽ khiến trẻ cảm thấy bực bội, khó chịu và muốn tự giải quyết vấn đề. Chúng ta đối phó với căng thẳng theo những cách khác nhau và trẻ con cũng không ngoại lệ. Đó là lý do vì sao, thay vì liên tục ép con nói ra điều mà con không muốn, hãy thử tiếp cận theo cách gián tiếp, ví dụ như: "Con và bạn cãi nhau à".
Ngay cả khi vấn đề đó đối với bạn thật đáng buồn cười, bạn vẫn phải nghiêm túc với vấn đề con đang gặp phải. Thay vì cười cợt, bạn nên chia sẻ về những trải nghiệm hay ký ức của bản thân về vấn đề này nếu có để giúp con có cách giải quyết tốt hơn.
Ngoài ra, những chuyện thầm kín con đã thổ lộ, bạn cũng không được kể với ai khác. Con đã rất tin tưởng mới kể bí mật của mình với bố mẹ và việc bạn kể với mọi người sẽ khiến con càng muốn giữ kín bí mật với bố mẹ hơn. Đó là hành vi làm tổn thương lòng tự trọng của con mà bố mẹ nhất định không được phạm phải.
Theo Sohu
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn