Nấu rau bằng lò vi sóng không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giúp giữ được nhiều chất dinh dưỡng trong rau hơn những cách thông thường như luộc, xào... Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu thực phẩm ứng dụng (Applied Food Research) cho thấy nấu bằng lò vi sóng có thể giảm thời gian nấu rau so với việc luộc.
Ví dụ, 250g bắp cải chỉ cần nấu trong vòng từ 2 - 3 phút trong lò vi sóng. Ngoài ra, chất dinh dưỡng giữ lại trong rau cũng cao hơn. Rau được nấu bằng lò vi sóng có hàm lượng chất chống oxy hóa và polyphenol cao hơn rau luộc và bề ngoài cũng bắt mắt hơn.
Chuyên gia dinh dưỡng người Nhật Chisato Hirai giải thích rằng, rau nấu bằng lò vi sóng sẽ rút ngắn thười gian nấu, từ đó lượng dưỡng chất thất thoát ít hơn. Đồng thời, cũng nhờ việc ít tiếp xúc với nước hơn nên các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước ít bị mất đi.
Chuyên gia dinh dưỡng Tomomi Fujiwara đưa ra ví dụ về phương pháp chế biến bông cải xanh. Trong đó, lượng vitamin C còn lại của bông cải xanh nấu khi nấu bằng lò vi sóng cao hơn gấp đôi so với luộc, thậm chí còn gần bằng so với bông cải xanh khi còn sống.
- Bông cải xanh sống (100 gram): Vitamin C 140mg, axit folic 220ug, kali 460mg.
- Bông cải xanh luộc (111 g): Vitamin C 61mg, axit folic 133ug, kali 233mg. Do rau hút nước sau khi luộc nên trọng lượng sẽ tăng lên.
- Bông cải xanh nấu bằng lò vi sóng (91g): Vitamin C 127mg, axit folic 146ug, kali 455mg Sau khi nấu bằng lò vi sóng, thực phẩm sẽ mất đi độ ẩm nên giảm nhẹ trọng lượng.
Mặc dù lò vi sóng bảo quản chất dinh dưỡng của rau củ tốt hơn nhưng có 4 nhược điểm nhỏ khi sử dụng lò vi sóng để nấu nướng:
- Nguyên liệu phải có độ dày đồng nhất nếu không sẽ khó có thể chính đều. Ngoài ra, nếu thực phẩm có kích thước quá lớn, ngay cả khi nhiệt độ trên bề mặt tăng lên vẫn khó để làm chín bên trong.
- Khó khăn trong việc điều chỉnh lửa: Dù nấu nhanh nhưng rất khó không thể để điều chỉnh lửa cẩn thận như khi nấu bằng bếp.
- Không thể nấu một lượng lớn cùng một lúc: Do công suất lò vi sóng có hạn nên lượng rau nấu bị hạn chế.
- Không thể loại bỏ bớt vị đắng của một số loại rau: Các thành phần khiến rau có vị đắng như đắng axit oxalic sẽ hòa tan trong nước nên luộc rau có thể giảm bớt mùi vị này. Chính vì vậy, với một số loại rau như rau muống, mướp đắng, củ cải trắng, nấm hương... vẫn nên sử dụng phương pháp luộc để vị dễ ăn hơn.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn