Sẹo rỗ (sẹo lõm) là một trong những di chứng tổn thương da do các yếu tố như mụn trứng cá, bệnh thủy đậu, dị ứng mỹ phẩm hay tai nạn… gây ra. Tạo vết thương này các tế bào của sợi da bị đứt gãy thái hóa làm cấu trúc thay đổi dẫn đến vùng da hình thành vết lõm hay được gọi là sẹo rỗ.
Sẹo rỗ không gây đau, ngứa ngáy, khó chịu và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên sẹo rỗ xuất hiện ảnh hưởng đến ngoại hình tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của bạn.
Sẹo rỗ hình thành khi lớp trung bì và hạ bì tổn thương khiến các sợi collagen và elastin trong cấu trúc bị đứt gãy xảy ra do nhiều nguyên nhân như:
- Do mụn trứng cá: Khi mụn trứng cá phát triển hình thành trong nang lông khiến cấu trúc da bị kéo dãn gây ra hiện tượng thâm sạm và tổn thương. Sẹo rỗ hình thành xảy ra do thói quen nặn mụn không đúng cách và vệ sinh da mặt kém hiệu quả khiến nốt mụn có xu hướng sưng đỏ, viêm to và gây hư hại, đứt gãy các sợi collagen, elastin trong hạ bì và trung bì.
- Do thủy đậu: đây là bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra thường gây sốt, mệt mỏi kèm theo các tổn thương trên da là vết mụn nước mọc rải rác khắp cơ thể. Khi mụn nước biến mất hay để lại các vết thâm trên bề mặt da và hình thành sẹo rỗ. - Nguyên nhân khác hình thành sẹo rỗ gồm có như mụn nhọt, viêm nang lông, áp xe, viêm nhiễm, chấn thương da….khiến da mặt kém mịn màng và thiếu săn chắc.
Sẹo rỗ được chia ra làm 3 loại bao gồm:
- Sẹo rỗ chân đá nhọn thường xảy ra do hệ thống collagen vùng trung bì bị tổn thương do mụn nang mụn bọc với kích thước lớn. Loại sẹo này thường lõm sâu, hẹp và hình dạng như có vật nhọn đâm sâu vào cấu trúc da với kích thước thưởng nhỏ hơn 2mm và sâu hơn 0,5mm.
- Sẹo rỗ đáy vuông: hình thành do mụn trứng cá bị vỡ khi nặn sai cách khiến các mô collagen bị phá vỡ đứt gãy tạo thành vết lõm trên da. Sẹo có dạng tròn hoặc bầu dục với miệng vết sẹo lớn rộng hơn so với sẹo rỗ chân đá nhọn.
- Sẹo rỗ hình lượn sóng hình thành do mụn mọc, mụn nang lớn với kích thước lớn miệng hình bầu dục hoặc hình tròn. Sẹo nhấp nhô trên bề mặt như hình lượn sóng khiến bề mặt da lồi lõm kém mịn màng.
1/ Trị sẹo rỗ bằng vitamin E
Trị sẹo rỗ bằng vitamin E là phương pháp dễ làm đơn giản nhất được nhiều người áp dụng. Vitamin E vừa giúp làm đẹp da dưỡng da cũng như làm đầy các vùng da bị sẹo rỗ khiến da bằng phẳng mịn màng.
Để thực hiện bạn áp dụng một trong những cách sau:
- Cách 1: Thoa vitamin E trực tiếp lên vùng da bị sẹo rỗ để trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện đều đặn hàng ngày để da sáng mịn màng.
- Cách 2: Uống vitamin E hàng ngày chỉ dùng nhiều nhất 15mg vitamin E/ngày trong 3-4 tuần, sau đó nghỉ ngơi 1 tuần rồi dùng lại.
- Cách 3: Bổ sung các loại thực phẩm dồi dào vitamin E tự nhiên rất tốt cho da và sức khỏe như: hạnh nhân, hạt dẻ, rau cải xanh, bơ trái, bông cải xanh, đu đủ, kiwi, xoài, cà chua,...
2/ Trị sẹo rỗ bằng mật ong
Trong mật ong chứa hàm lượng lớn các vitamin: B1, B12, B3, B5, B6, K, E, C…giúp nuôi dưỡng tế bào, giúp da trắng sáng và mịn màng. Đồng thời hỗn hợp các chất chống oxy hóa như chrysin, pinobanksin, catalase và pinocembrin,... bổ sung dưỡng ẩm cần thiết cho da và phòng chống các dấu hiệu lão hóa.
Cách thực hiện như sau:
- Lấy 2 thìa tinh bột nghệ trộn đều với 1 thìa mật ong và 1 thìa sữa tươi thu được hỗn hợp sền sệt.
- Rửa mặt thật sạch dùng khăn thấm khô rồi thoa hỗn hợp trên lên vùng da bị sẹo rỗ để trong khoảng 20-30 phút đến khi hỗn hợp khô thì rửa lại bằng nước sạch và sử dụng thêm nước hoa hồng làm se khít lỗ chân lông. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần.
3/ Trị sẹo rỗ bằng vitamin C
Vitamin C giúp tái tạo nhanh sợi collagen và elastin hỗ trợ tránh các vết sẹo sau mụn. Bên cạnh đó vitamin C còn thấm sâu dưới da để vô hiệu hóa các yếu tố gây tạo melanin bất thường gây sạm nám da.
Để thực hiện bạn áp dụng 1 trong những cách sau:
- Cách 1: bạn lấy viên vitamin C nghiền nát rồi trộn với 1 chút nước thu được hỗn hợp. Rửa sạch mặt rồi bôi hỗn hợp này lên vùng da để trong khoảng 15-20 phút rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần để da nhanh hết sẹo rỗ và mịn màng.
- Cách 2: Bổ sung uống viên vitamin C hàng ngày để đẹp da cũng như đẩy lùi sẹo rỗ.
4/ Trị sẹo rỗ bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa nhiều thành phần dưỡng da đặc biệt là vitamin E và hợp chất chống oxy hóa có trong dầu dừa tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể, giúp thúc đẩy tăng sinh collagen mạnh mẽ và loại bỏ các mô liên kết bị gãy từ đó điều trị sẹo rỗ.
Để thực hiện bạn làm theo các bước sau:
- Làm sạch da mặt với nước ấm và sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn trên da.
- Lấy lượng dầu dừa vừa đủ để bôi lên vùng bị sẹo rỗ để trong khoảng 5-10 phút sao cho dầu dừa được thẩm thấu vào da và rửa sạch với nước ấm.
- Áp dụng trong khoảng 2-3 lần/tuần kiên trì để thấy được hiệu quả.
- Ngoài ra bạn có thể kết hợp với trà xanh hoặc bơ theo công thức như trên để tăng thêm hiệu quả trị sẹo rỗ và làm sạch da.
5/ Mặt nạ nghệ và sữa chua trị sẹo rỗ:
Nghệ chứa nhiều hợp chất curcumin có hiệu quả chống oxy hóa, tiêu trừ sắc tố melanin, giảm viêm và tăng sinh collagen. Khi kết hợp với sữa chua giúp tẩy tế bào chết dưỡng ẩm và cải thiện bề mặt da hiệu quả từ đó làm đầy các vết sẹo rỗ.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trộn đều ½ thìa tinh bột nghệ với 2 thìa sữa chua không đường thu được hỗn hợp.
- Sử dụng hỗn hợp này thoa lên bề mặt da đã làm sạch để trong khoảng 15-20 phút rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện đều đặn 3-4 lần/tuần để da trắng sáng mịn màng hơn.
6/ Rau má trị sẹo rỗ, sẹo thâm:
Trong rau má chứa nhiều hoạt chất Triterpenoids giúp kháng khuẩn, chống viêm và thúc đẩy tốc độ phục hồi của các mô liên kết. Bên cạnh đó còn chứa nhiều hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp làm dịu da, giảm sưng đỏ hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.
Đắp mặt nạ rau má thường xuyên giúp giảm được độ lõm của sẹo rỗ, đồng thời nuôi dưỡng làn da được khỏe mạnh mịn màng.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch nắm rau má tươi để ráo rồi giã nát chắt lấy nước ép.
- Dùng bông gòn thấm nước ép bôi lên vùng da đã làm sạch trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước mát. Thực hiện đều đặn 3-4 lần/tuần để da nhanh được làm đầy và sẹo rỗ biến mất.
1. Trị sẹo rỗ bằng cách hỗ trợ tăng sinh collagen
Collagen là một loại protein chiếm khoảng 70% trong cấu trúc da giúp kết nối các mô với nhau theo từng bộ phận cơ thể tạo thành một khối thống nhất để da đàn hồi căng mịn.
Các cách hỗ trợ tăng sinh collagen khi điều trị sẹo rỗ/ sẹo lõm:
- Cách 1: Sử dụng viên uống collagen
- Cách 2: Sử dụng kem trị sẹo chứa collagen
- Cách 3: Xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày
2. Trị sẹo rỗ lâu năm bằng lăn kim tại nhà
Phương pháp lăn kim tại nhà là việc sử dụng những mũi kim lăn siêu nhỏ tác động vào vùng da để tái cấu trúc từ đó làm đầy và loại bỏ sẹo rỗ hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng các dụng cụ lăn kim, thuốc tê cũng như serum đặc trị sẽ giúp hỗ trợ điều trị sẹo rỗ.
Để thực hiện thông thường các dịch vụ trị sẹo rỗ làm theo các quy trình sau:
- Bước 1: Tẩy trang, rửa sạch mặt sau đó dùng thuốc tê thoa đều lên để 30-40 phút thuốc phát huy tác dụng.
- Bước 2: Lau sạch thuốc tê, khử trùng bằng Povidine hoặc Betadine. Lau sạch bằng nước muối sinh lý, để khô tiến hành lăn.
- Bước 3: Tiến hành lăn kim, bắt đầu lăn từ vùng trán, lăn xuống 2 bên thái dương và 2 bên má, mũi, nhân trung, cằm.
Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp lăn kim giúp bạn tiết kiệm được chi phí điều trị. Tuy nhiên phương pháp này dễ dẫn đến việc viêm nhiễm khuẩn tại nhà nếu thực hiện không đúng cách. Bạn nên đến cơ sở thẩm mỹ và phòng khám gần nhất để thực hiện.
3. Trị sẹo lồi bằng cách bóc tách sẹo
Phương pháp này, bác sĩ dùng mũi kim y khoa để cắt đứt các chân sẹo xơ cứng dưới da, phá hủy cấu trúc vốn có của nốt sẹo, giúp nâng lên bề mặt da, làm sẹo không lõm trở lại.
4. Trị sẹo lồi bằng Laser Fractional CO2
Sử dụng tia laser với bước sóng khoảng 10,600 nm để tác động xâm lấn vào da sẽ tạo các thương tổn siêu vi điểm, kích thích cơ chế tự làm lành vết thương của cơ thể, tự đó tái tạo mới tế bào, lấp đầy các vết lõm trên da.
Trên đây là tổng hợp những cách trị sẹo rỗ an toàn hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ lựa chọn cho mình phương pháp trị sẹo rỗ phù hợp nhất.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn