Để xác định được vấn đề đang gặp phải, bạn cần tự trả lời các câu hỏi: Vấn đề là gì? Đây có thực sự là vấn đề cần giải quyết hay không? Mục đích sau khi xử lý vấn đề là gì? Và trong quá trình xử lý vấn đề thì các quyết định sẽ dần được định hình.
Sau khi đã xác định vấn đề, hãy cố gắng phân tích và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhất có thể.
Vấn đề cần phải được phân tích theo nhiều hướng, nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau, từ đó xác định điểm lợi, điểm hại khi đưa ra quyết định. Ngoài ra, bạn cũng cần căn cứ theo điều kiện thực tế để xác định xem đâu là những yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến kết quả. Nếu thiếu dữ liệu, bạn nên tìm hiểu bổ sung, tránh đưa ra những quyết định vội vàng, thiếu căn cứ.
Có nhiều giải pháp được đưa ra khi một vấn đề xuất hiện. Các giải pháp này có thể là kết luận do tự mình đưa ra hoặc từ việc tham khảo ý kiến của người khác, giúp loại bỏ các giải pháp bất khả thi. Giải pháp khả thi phải đảm bảo các tiêu chí sau: Giải quyết được vấn đề đang đưa ra; phù hợp với những điều kiện hiện có; kiểm soát và hạn chế tối đa những tác động bất ngờ.
Cuối cùng, bạn thường chỉ sử dụng một giải pháp cho một vấn đề thôi. Vậy nên, bạn sẽ cần phải phân tích ưu - nhược điểm của từng giải pháp để có sự đối chiếu và so sánh, từ đó có cơ sở lựa chọn. Nhưng bạn cũng đừng quên là các giải pháp hoàn toàn có thể bổ sung và bổ khuyết cho nhau. Đừng cứng nhắc lấy A là phải bỏ B.
Và đến đây, khi có đủ dữ liệu, bạn sẽ phải lựa chọn và đưa ra quyết định cuối cùng. Quyết định cuối cùng sẽ là giải pháp hoàn thiện nhất trong những giải pháp. Nó có thể giải quyết được vấn đề một cách triệt để bằng những điều kiện hiện có mà vẫn đảm bảo các quy tắc đề ra.
Quyết định chỉ có ý nghĩa khi nó được thực hiện. Nếu bạn đã suy xét cẩn thận để đưa ra quyết định, vậy bây giờ hãy thực hiện nó và cùng xem kết quả. Nếu bạn làm một mình, hãy quán triệt tư tưởng của bản thân. Nếu làm cùng team, bạn hãy chắc rằng đồng đội của bạn đã hiểu rõ và thống nhất với quyết định cuối cùng.
Khi quyết định được thực hiện, bạn nhớ luôn theo sát kiểm tra việc thực thi quyết định, tiến độ hành động. Nếu có những vấn đề sai phạm hoặc chậm trễ thì bạn cần phải nhanh chóng tiến hành điều chỉnh cho phù hợp. Và khi có kết quả, hãy tổng kết lại để xem quyết định được đưa ra có chính xác hay không, nếu không thì vấn đề nằm ở đâu. Đây sẽ là bài học quý giá cho những lần ra quyết định sau của bạn.
- Cần biết mục tiêu cụ thể mà bản thân muốn hướng đến.
- Suy nghĩ độc lập, không bị chi phối bởi người khác, chỉ nhận lời khuyên từ người đáng tin tưởng.
- Biết rõ thiếu sót và hạn chế của bản thân, giúp bạn dần tự tin và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
- Quyết định luôn phải đi kèm với hành động.
- Khi đã đưa ra quyết định, bạn cần phải giữ vững ý chí và quyết tâm đến cùng.
- Chịu trách nhiệm với mọi quyết định.
- Học hỏi kinh nghiệm từ sai lầm hoặc từ mọi người.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn