Ngày 22/1, trao đổi với phóng viên về tình trạng sức khỏe sau khi nhập viện kiểm tra, nghệ sĩ Giang còi cho biết: "Toi rồi, ung thư hạ họng giai đoạn 3. Căn bệnh ung thư của tôi rất khó phát hiện, khi biết được thì cũng là lúc di căn rồi".
Nghệ sĩ Giang còi bị mất tiếng khi đang quay chương trình Sức nước ngàn năm cho VTV cách đây hơn 1 tuần. Được chẩn đoán nghi có khối u ở họng, anh nhập viện ung bướu để xét nghiệm. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán, các triệu chứng bệnh thuộc thể u sùi hạ giọng xoang lê bên phải, tổn thương thứ phát phổi hai bên, tổn thương thứ phát ở gan, xơ gan, sỏi túi mật.
Chứng mất tiếng là do dây thanh quản bị sùi và liệt, giống như dây đàn không còn độ ngân nữa nên gây ra mất tiếng.
Sau khi làm sinh thiết tế bào, nghệ sĩ Giang còi được xác định ung thư giai đoạn 3. Anh nói: "Bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cho tôi là truyền hóa chất vào thứ 4 hàng tuần. Tổng thiệt hại 60 triệu/lần, tháng 4 lần. Đợt 1 sẽ điều trị hóa chất 2 tháng".
Tuy nhiên, nghệ sĩ Giang còi cho biết: "Tôi đã quyết định không điều trị hóa chất. Các bác sĩ rất khó khăn khi báo tình trạng bệnh cho tôi nhưng tôi cảm thấy thật đơn giản. Tôi còn những 2 năm nữa cơ mà. Tôi sẽ lại lao vào công việc. Nếu chết thì chết trên trường quay chứ không muốn hấp hối trên giường bệnh. Tôi sẽ để nguyên cho đẹp xác. Chết trẻ, khỏe ma".
Nghệ sĩ Giang còi bị mất tiếng, nhiều lúc phải viết ra giấy
Trước khi bị ung thư, nghệ sĩ Giang còi từng khổ sở với bệnh hen phế quản. Khỏi hen 2 năm thì bị viêm phổi. Sau đó là điều trị vì lao. "Suốt 18 tháng, ngày nào cũng một vốc thuốc, nghĩ đến uống thuốc là thấy rùng mình. Nhưng giờ tôi hết lao, hết hen rồi. Còn mỗi men gan cao nên gần đây tôi đã kiêng rượu, thuốc lá", anh nói.
Mặc dù mắc thêm bệnh ung thư nhưng trò chuyện với chúng tôi, anh vẫn tếu táo, hài hước như lúc trước. Thậm chí còn coi nhẹ cái chết. Trước khi vào viện, anh cũng đã xác định tâm thế đón nhận tin xấu nhất. Anh tâm niệm, mình sống được 60 năm thế này là quá đủ rồi. Không nên bấu víu cuộc sống nếu sức khoẻ, số phận không còn cho sống nữa.
"Cuộc đời tôi dù sống được 60 năm cũng bằng người khác sống tám chín mươi năm, vì cường độ sống, làm việc của tôi rất cao", nghệ sĩ Giang còi nói.
Những ngày điều trị bệnh, anh vẫn làm việc, viết kịch bản
Theo thống kê thì ung thư hạ họng ở Việt Nam có tỷ lệ mắc phổ biến hơn so với ung thư thanh quản. Tuy nhiên, ngược lại với mức độ phổ biến thì ung thư hạ họng có dấu hiệu lâm sàng khó phát hiện nên thường khi được thăm khám bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng, giai đoạn cuối và có di căn/
Ung thư hạ họng là dạng ung thư xuất phát ở vùng hạ họng, trong đó phổ biến nhất là ở vùng xoang lê. Khi tế bào ung thư lan rộng tới khu vực thanh quản thì gọi là ung thư hạ họng - thanh quản.
Theo thứ tự thì ung thư hạ họng cũng chỉ phổ biến thứ 2 sau bệnh ung thư vòm họng, xếp theo các bệnh ung thư vùng tai mũi họng hiện tại.
Các chuyên gia cho biết, ung thư hạ họng thường phát triển với tỷ lệ mắc bệnh khác nhau ở các nước khác nhau, thậm chí là có sự khác biệt ngay cả giữa các vùng trong cùng một nước.
- Xét về độ tuổi
Tuổi phổ biến thường phát hiện ung thư hạ họng là từ 50 - 65 tuổi chiếm khoảng 75%. Sau 50 tuổi và sau 50 tuổi thì chiếm khoảng 25% các ca phát hiện. Tỷ lệ nam/nữ mắc bệnh là 5:1.
- Xét về bệnh căn
Hiện tại các nhà khoa học chưa chính thức kết luận một nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư hạ họng là gì mà chỉ có những yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị bệnh.
Nhìn chung, những yếu tố có khả năng gây kích thích niêm mạc họng như khói thuốc lá, bụi, khói thải đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vùng họng nói chung và ung thư hạ họng nói riêng. Hay nói cách khác, yếu tố môi trường, bệnh tật, nghề nghiệp đều cần phải được chú ý.
Cụ thể như sau:
- Hút thuốc lá và nghiện rượu
Người ta đã thống kê được rằng, tỷ lệ hút thuốc lá và uống rượu cao bao nhiêu thì tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc ung thư vùng hạ họng bấy nhiêu. Ngoài ra, việc uống rượu bia liên tục trong thời gian dài ciofn khiến vùng niêm mạc họng bị kích thích tại chỗ đặc biệt nguy hiểm.
- Thói quen vệ sinh răng miệng kém
Thói quen vệ sinh răng miệng kém cũng là một trong những yếu tố khiến vi khuẩn có điều kiện sinh sôi và phát triển mạnh trong khoang miệng. Từ đó gây ra những bệnh lý mãn tính nếu không được chú ý cẩn thận.
Những virus, vi khuẩn phổ biến có thể kể đến như HPV, trào ngược dạ dày thực quản, chứng Plummer-Vinson.
- Nghề nghiệp và môi trường sinh sống
Một người sống trong môi trường ô nhiễm khói bụi hay có đặc thù nghề nghiệp phải tiếp xúc nhiều với các chất độc hại cũng có nguy cơ mắc ung thư hạ họng cao hơn nhóm khác. Chẳng hạn như bụi gỗ, amiang,...
Như đã nói ở trên, thời gian đầu triệu chứng ung thư hạ họng khá kín đáo nên thường khó phát hiện sớm. Dấu hiệu bệnh sẽ phát triển từ từ, bao gồm những biểu hiện sau:
- Bị rối loạn nuốt
Người bệnh cảm thấy khó nuốt, họng như có vật cản và càng về sau cảm giác khó nuốt càng tăng lên khi chỉ từ một bên sang hai bên.
- Đau họng
Đau họng là dấu hiệu phổ biến của bệnh gì? Đau họng cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết của ung thư vùng hạ họng. Cơn đau họng kéo dài, lâu không khỏi và thậm chí đau họng có thể kèm theo đau tai.
- Bị nổi hạch ở vùng cổ
Hạch xuất hiện ở vùng cổ. Khi sờ thấy rắn, chắn và không di động nhiều. Ấn vào thấy không đau.
Ngoài ra, khi ở giai đoạn muộn thì ung thư hạ họng còn khiến người bệnh bị sụt cân, khó thởm, khàn hoặc mất tiếng do tế bào ung thư xâm lấn tới thanh quản và dây thần kinh như trường hợp của Nghệ sĩ Giang Còi bị ung thư vùng hạ họng.
Hiệp hội quốc tế chống ung thư (UICC) cho biết, ung thư hạ họng có thể hình thành ở 3 vùng khác nhau là vùng xoang lê, vùng sau nhẫn phễu và vùng thành sau hạ họng.
T (Tumor): khối u nguyên phát.
Tis: ung thư tiền xâm lấn.
T0 : không thấy u nguyên phát.
T1: ung thư khu trú ở sau nhẫn phễu, chưa thâm nhiễm vào mô lân cận.
T2: u đã lan vào xoang lê hoặc thành sau hạ họng, chưa thâm nhiễm vào mô lân cận (chưa bị cố định).
T3: u đã lan vào thanh quản hoặc các cơ trước cột sống.
N và M xếp loại như ung thư xoang lê.
- Giai đoạn 1
Là giai đoạn đầu khi kích thước khối u ung thư nhỏ hơn 2cm và chỉ phát triển tại một vùng của hạ họng. Lúc này tế bào ung thư chưa có dấu hiệu xâm lấn ra ngoài cũng như chưa quan sát thấy hạch cổ nổi lên.
- Giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2 ung thư vùng hạ họng, kích thước khối u đã có sự phát triển lớn hơn, khoảng > 2cm và < 4cm. Lúc này tế bào ung thư có thể đã xâm lấn ra vị khí khác của hạ họng hay có thể lan ra xung quanh.
Nhưng ở giai đoạn 2, chưa có sự xâm lấn tới dây thanh âm hay thanh quản.
- Giai đoạn 3
Lúc này khối u ung thư có kích thước lớn hơn 4cm và đã gây ra những ảnh hưởng nhất định tới dây thanh âm. Bên cạnh đó có thể xâm lấn tới thực quản của người bệnh.
Lúc này khi quan sát sờ nắn vùng cổ có thể thấy các hạch nổi lên, kích thước hạch < 3cm và mọc ở một bên cổ.
- Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn cuối ung thư hạ họng, ung thư di căn tới sụn, phần mềm hay xương. Hạch cổ đã xuất hiện ở cả 2 bên. Những di căn xa cũng có thể xuất hiện.
Nếu như tế bào ung thư xuất hiện ở xoang lê thì người bệnh có thể gặp những triệu chứng ung thư xoang lê sau:
- Bị khó nuốt ở 1 bên hay một bên họng có cảm giác khó chịu. Bạn có thể kiểm tra nhanh bằng cách nuốt nước bọt. Một thời gian sau đó cảm giác khó nuốt vẫn tiếp tục không có dấu hiệu suy giảm và có thể gây đau nhói lên vùng tai.
- Họng có đờm, khi khạc có thể có lẫn máu
- Khi khối u lan dần vào thành họng và thanh quản thì sẽ xuất hiện thêm triệu chứng khó nói
- Hạch cổ có thể sờ thấy, tùy nhiên khá khó khi khám lâm sàng.
Tế bào ung thư hạ họng thường lan vào thành trong rồi tới góc trước của xoang lê nhưng sẽ thường gặp nhất là lan tới miệng thực quản. Khi ở loại ung thư này rất khó để có thể phát hiện được khối u này xuất phát từ đâu một cách chính xác.
Triệu chứng ung thư hạ họng vùng sau phễu phổ biến bao gồm:
- Khó nuốt
Đây là triệu chứng đặc trưng nhất nhưng lại không phát triển hay biểu hiện rầm rộ từ đầu và thậm chí còn tiến triển chậm
- Có thể bị viêm phù nề dạng nhẹ và sờ ở vùng sau nhẫn phễu có cảm giác hơi gờ lên
- Trong giai đoạn đầu, hạch cổ chưa được phát hiện.
- Tế bào ung thư xuất hiện ở phía dưới lên niêm mạc ở phía trên vùng hạ họng và lan xuống tới phía dưới của thực quản, phía trước khí quản hay tuyến giáp.
- Khi tế bao lan vào tới thành họng thanh quản thì đã là giai đoạn muộn, dây thanh âm bị cố định lại
- Hạch cổ được phát hiện khi bệnh nhân ở giai đoạn ung thư giai đoạn muộn.
- Chụp X- quang: Chụp phim cổ nghiêng cản quang để xác định điểm xuất phát và thương tổn u ở vùng thành sau thanh quản đã lan xuống miệng thực quản chưa. Nếu có điều kiện chụp cắt lớp hoặc C.T.Scan giúp đánh giá thương tổn một cách chính xác.
- Soi họng, thanh quản trực tiếp (nội soi giúp thấy rõ được thương tổn, nhất là vùng miệng thực quản).
Cho tới nay thì ung thư hạ họng vẫn là bệnh chưa có phương pháp điều trị triệt để hoàn toàn. Như các bệnh ung thư khác thì ung thư hạ họng có các phương pháp điều trị như phẫu thuật, điều trị miễn dịch, hóa trị và xạ trị.
Tùy vào mỗi giai đoạn phát triển của tế bào ung thư cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
- Điều trị bằng phẫu thuật: bao gồm điều trị cắt họng - thanh quản bán phần, cắt họng thanh quản toàn phần và điều trị nạo vét hạch cổ kèm theo.
- Điều trị bằng xạ trị: bao gồm xạ trị đơn độc hoặc xạ trị là biện pháp bổ trợ sau khi phẫu thuật để loại bỏ các các tế bào ung thư còn sót lại.
- Điều trị toàn thân giai đoạn cuối bằng hóa trị và ức chế miễn dịch.
Do chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây ung thư hạ họng nên bạn nên phòng tránh bệnh bằng việc giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh hay còn gọi là những biện pháp phòng tránh không đặc hiệu:
- Không hút thuốc, uống rượu bia. Có thể bạn chưa biết nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng Cứ 2 người hút thuốc thì có 1 người tử vong.
- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Hạn chế những thực phẩm nhiều muối, chế biến sẵn hay thịt đỏ.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, làm sạch khoang miệng.
- Quan hệ tình dục an toàn.
- Tiêm phòng HPV. Bạn có thể tìm hiểu thêm về virus HPV ở ĐÂY.
- Khi lao động cần có các biện pháp bảo hộ che chắn mũi họng cẩn thận để tránh hít phải các hóa chất độc hại.
- Nếu bị các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản thì cần nhanh chóng điều trị dứt điểm theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Quan sát những biểu hiện bất thường của vùng họng như khàn tiếng, khó thở, khó nuốt, nổi hạch,.. để thăm khám và có những biện pháp kiểm tra sớm.
Nhìn chung kết quả kéo dài tuổi thọ cho người bệnh từ 3-5 năm đạt 25-35%. Một số trường hợp không sống quá 10 năm - 15 năm nhưng có tỷ lệ thấp là từ 10- 12%.
Còn lại đa số các ca có tử vong do bị tái phát tại chỗ hoặc hạch và có những di căn xa tới các bộ phận khác của cơ thể mà phổ biến là phổi và xương.
Có thể xuất hiện một ung thư thứ hai sau ung thư hạ họng.
Các bác sĩ cho biết, sau điều trị ung thư hạ họng thì việc thăm khám định kì vô cùng quan trọng. Thường là 2 tháng /1 lần đối với 3 năm đầu.
Sau đó thì có thể tái khám từ năm thứ tư là 4 - 6 tháng/lần.
Kiểm tra phổi bắt buộc trong 3 năm đầu khoảng 6 tháng thì chụp một lần.
Xét về các giai đoạn bệnh thì càng điều trị ung thư hạ họng ở giai đoạn sớm thì càng kéo dài được tiên lượng bệnh.
Nguồn tham khảo: WebMD. Healthline, American Cancer Society.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn