Câu cửa miệng của người nghiệp dư

15:19 | 24/05/2016;
Suy nghĩ và thói quen ảnh hưởng đến lời nói của mỗi người. Những người ngại việc, ngại động não sẽ thường nói những câu thể hiện sự không chuyên nghiệp trong công việc.
cau-noi-khong-chuyen-nghiep-2.jpg

“Chúng ta luôn làm theo cách đó” – câu nói thể hiện sự không có khả năng hoặc không sẵn sàng động não để làm việc theo cách mới, theo hướng tốt hơn.

“Tôi không lo” – đôi khi bạn sẽ không cần lo lắng về công việc đơn giản, nhưng không phải lúc nào công việc cũng đơn giản và dễ giải quyết, không bận tâm về công việc chứng tỏ chưa thật sự tận tụy với công việc.

“Ừ đúng rồi” – thường xuyên sử dụng lời tán đồng cho bất cứ việc gì cho thấy người đó không biết về điều gì khác, không thể đóng góp những ý kiến hay hơn.

“Tôi nghĩ là bạn làm việc đó” – khi bạn cho rằng ai đó phải chịu trách nhiệm về việc gì mà không có sự trao đổi trực tiếp với người kia, thì câu nói này thể hiện mình không quan tâm đến công việc, trong trường hợp công việc đó liên quan trực tiếp đến bạn thì câu nói còn cho thấy sự lẩn tránh trách nhiệm.

“Việc đó là không thể làm được” – phủ nhận ý tưởng mới một cách thẳng thừng mà không đưa ra lý do hoặc chỉ ra các vấn đề không ổn cho thấy người đó không sẵn sàng thích nghi với cái mới.

“Bạn hiểu nhầm rồi” – đôi khi câu nói này được sử dụng để giải thích sự hiểu nhầm trong lúc giao tiếp, nhưng nếu người nào đó thường xuyên nói câu này để phủ nhận lời hứa hẹn từ trước thì nó thể hiện họ đang muốn trốn tránh, gạt đi những lời đã nói.

“Xin lỗi tôi tới muộn” – đúng giờ là một trong những điều quan trọng cho thấy bạn nghiêm túc với công việc, nếu thường xuyên đi muộn người khác sẽ có ấn tượng bạn không quan tâm đến thời gian của họ.

“Bởi vì tôi là người đứng đầu ở đây” – cậy quyền chỉ cho thấy sự đuối lý và bất lực trong cách giải quyết, điều này làm người khác không phục, thậm chí là cáu giận hay oán trách.

“Chán quá” – người chuyên nghiệp sẽ luôn có việc để làm chứ không suốt ngày than vãn vì buồn chán.

“Đó không phải lỗi của tôi” – người chuyên nghiệp sẽ nhìn vào vấn đề rắc rối và nghĩ cách giải quyết thay vì tìm cách thoái thác trách nhiệm hay đổ lỗi cho ai đó.

“Tôi không thể làm tất cả việc này” – không có gì sai khi bạn thừa nhận mình không đủ khả năng hoàn thành công việc lớn, nhưng chỉ khi nào bạn thực sự cần tới sự giúp đỡ nếu như không muốn người khác cho rằng mình lười biếng.

“Tôi chỉ làm theo yêu cầu” – đổ lỗi cho cấp trên không phải ý tưởng hay, điều này thể hiện bạn hoàn toàn thụ động trong công việc.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn