Thông thường, nếu muốn đựng được nước, yêu cầu quan trọng nhất của vật chứa chính là phải kín kẽ, càng kín càng tốt. Tưởng tượng một cái thùng, cái xô hay bồn tắm… bị thủng lỗ, chắc chắn chẳng mấy chốc sẽ không còn giọt nước nào. Quy luật chung là thế. Nhưng, vẫn có những vật dụng càng nhiều lỗ càng đựng được nhiều nước. Bạn có nghĩ ra được đáp án cho câu đố "tréo ngoe" này không?
Trên thực tế, câu trả lời nằm ngay trong nhà bạn. Có thể quá quen thuộc nên tạm thời bạn chưa thể nghĩ ra. Suy luận một chút nào, liệu xung quanh mình có cái gì tréo ngoe như vậy không?
Có người đưa ra câu trả lời là cái giếng. Cũng có ý kiến khác khẳng định phải là hệ thống nước. Đáp án thực chất vô vàn chứ không chỉ 1! Đó có thể là Đài sen, bọt biển hay mút cắm hoa...
Chẳng hạn với bọt biển (hay động vật thân lỗ), là tên gọi của một ngành động vật đa bào nguyên thuỷ, có cấu trúc tế bào tách biệt và phần lớn là sinh sống ở biển. Khi cầm bọt biển, bạn sẽ thấy rất nhiều lỗ nhỏ li ti. Những miếng bọt biển mà chúng ta sử dụng để rửa chén chính là bộ xương khô của các loài thuộc ngành động vật này.
Mặc dù hình dạng giữa bọt biển của các loài khác nhau có thể khác nhau rất nhiều, nhưng chúng đều có cấu trúc giống nhau. Tất cả chúng đều có một lỗ khá lớn ở phần trên cơ thể được gọi là lỗ thông. Chính qua lỗ này, nước chảy ra bên trong bọt biển.
Còn mút xốp cắp hoa là 1 loại vật liệu có kết cấu đặc biệt rất mềm có thể giữ nước và dễ dàng xuyên thấu. Người bán hoa sử dụng chúng làm vật liệu chèn trong bình hoa (chất độn trong bình hoa) để khi cắm hoa vào hoa sẽ được cố định. Cấu tạo của mút cắm hoa cũng sẽ bao gồm các ô nhỏ li ti chứa không khí đan xen vào nhau và sẽ bị đẩy ra ngoài khi nước di chuyển vào.
Rõ ràng, câu đố nghe có vẻ "ngược đời" nhưng khi nghe ra đáp án thì cũng rất hợp lý.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn