Câu đố tiếng Việt: "Con gì ăn được con voi, không nhai không nuốt chẳng cần thớt dao?"

07:19 | 01/09/2022;
Bạn có nghĩ ra con gì đáp ứng những điều kiện của câu đố tiếng Việt ở trên không?

Những ai thích giải đố chắc hẳn sẽ hiểu được sự thú vị và lợi ích của việc chơi đố mẹo. Cái hay của đố mẹo là bạn sẽ không biết được hướng suy luận như thế nào. Đơn giản vì bản năng của chúng ta khi đọc được một câu đố là tự "nảy số" để giải một cách không chủ đích, dù bạn có thích nó hay không.

Có những câu hỏi mẹo có thể dễ dàng "đánh lừa" bộ não của bạn nếu bạn chỉ đơn giản suy nghĩ theo cách thông thường. Chẳng hạn như câu đố dưới đây:

"Con gì ăn được con voi, không nhai không nuốt chẳng cần thớt dao?" - Theo bạn, con gì mà "kỳ dị" đến vậy?

Câu đố tiếng Việt: Con gì ăn được con voi, không nhai không nuốt chẳng cần thớt dao? Trả lời được quá THÔNG MINH - Ảnh 1.

Con gì ăn được con voi, không nhai không nuốt chẳng cần thớt dao? Theo bạn, con gì mà "kỳ dị" đến vậy? Ảnh minh họa

Nhiều câu trả lời được người chơi đưa ra. Chẳng hạn: "Mẹ của con voi khi mang thai. Thi nguyên con voi nằm trong bụng"; "con mắt ăn gọn con voi không cần gì cả"...

Trên thực tế, khoa học chưa phát hiện ra "cái gì" hay "con gì" kinh dị vậy cả. Câu trả lời cho câu đố mẹo này bạn phải tìm trên... bàn cờ. Trong cờ tướng hay cờ vua có rất nhiều quân cờ có thể ăn được quân tượng (voi). Rõ ràng nếu tư duy theo cách thông thường thì bạn đành "giơ tay xin hàng" rồi.

Trong cờ vua, Tượng là quân cờ mạnh. Mỗi người chơi bắt đầu ván đấu với hai quân Tượng. Vị trí xuất phát ban đầu của một quân là nằm giữa Vua và Mã cánh Vua, còn quân còn lại nằm giữa Hậu và Mã cánh Hậu. Về mặt ký hiệu đại số, vị trí ban đầu của Tượng là ô c1, f1 đối với Trắng và c8, f8 đối với Đen.

Tượng di chuyển theo đường chéo và không bị hạn chế về khoảng cách, tức là có thể di chuyển một, hai, hoặc bao nhiêu ô theo đường chéo cũng được. Tuy nhiên, yếu tố cản trở đó là sự có mặt của một quân khác trên đường đi và độ dài đường chéo. Sau khi ăn quân đối phương Tượng sẽ được đặt tại vị trí của quân đó.

Các quân Tượng có thể phân biệt theo cánh xuất phát ban đầu của chúng, như là Tượng cánh Vua và Tượng cánh Hậu. Như một hệ quả của đặc điểm di chuyển theo đường chéo, mỗi quân Tượng luôn luôn chỉ có thể duy trì trên một loại ô màu, trắng hoặc đen. Bởi vậy, chúng cũng thường được gọi là Tượng ô trắng và Tượng ô đen.

Trong cờ tướng, quân Tượng đứng bên cạnh Quân sĩ trên bàn cờ. Quân này đi theo đường chéo của hình vuông gồm 2 ô cờ và không di chuyển được nếu có 1 quân nằm ở giữa 2 ô cờ đó. Tượng không được qua sông sang nửa bàn cờ bên đối phương. Chỉ có 7 điểm mà Tượng có thể di chuyển tới. Tượng được tính là mạnh hơn Sĩ một chút. 

Câu đố tiếng Việt: Con gì ăn được con voi, không nhai không nuốt chẳng cần thớt dao? Trả lời được quá THÔNG MINH - Ảnh 3.

Trong cờ tướng, quân Tượng đứng bên cạnh Quân sĩ trên bàn cờ. Quân này đi theo đường chéo của hình vuông gồm 2 ô cờ và không di chuyển được nếu có 1 quân nằm ở giữa 2 ô cờ đó.

Đối với Sĩ, Tượng là loại binh chủng phòng ngự, có nhiệm vụ chính là bảo vệ an toàn cho Tướng, đôi lúc chúng cũng trợ giúp quân Pháo tấn công. Trong giai đoạn trung cuộc, Chốt đối phương qua hà được đổi lấy 1 Sĩ hoặc 1 Tượng, do đó người ta đánh giá Sĩ hoặc Tượng có giá trị bằng 1 Chốt đã qua hà, tức là bằng 2. Nhưng vì so sánh năng lực giữa Tượng và Sĩ thì thấy Tượng có phần đắc lực hơn nên nếu định giá trị Sĩ là 2 thì Tượng phải là 2,5 mới công bằng.

Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn