Hãy thử thách với một câu đố chữ sau đây nhé, nếu đoán được chứng tỏ bạn có vốn từ vựng không phải dạng vừa đâu:
"Để nguyên gặm cỏ trên bờ, hễ đuôi bị bứt, nhảy ùm xuống sông", là con gì?
Theo đó, chúng ta có 3 dữ liệu chính. Đầu tiên, con vật này sống ở trên bờ và ăn cỏ, nhưng sang dữ liệu thứ 2, nếu bị "bứt đuôi" thì nó sẽ trở thành loài dưới sông như dữ liệu 3 đã nêu. Vì đây là câu đố chữ nên chiếc "đuôi" bị bứt chính là chữ cái cuối cùng của từ.
Giờ hãy nghĩ xem, có từ nào chỉ con vật trên bờ, ăn cỏ mà khi bỏ đi chữ cái cuối thì sẽ thành từ chỉ con vật dưới sông không nhé? Bật mí cho bạn, đây là một từ Hán Việt. Nói đến đây, có lẽ nhiều người đã đoán ra được đáp án chính xác.
Đó chính là Ngưu - Bò, bỏ đuôi đi thành Ngư - Cá. Bò thì rõ là sống trên bờ và ăn cỏ, còn cá bơi lộ tung tăng dưới sống, ngoài ra còn ở ao hồ, biển lớn,...
Được biết, từ Ngưu và Ngư còn được dùng ghép với nhiều từ nữa để chỉ các loại động vật. Chẳng hạn ta có Bạch tuộc - Chương ngư; Trâu - Thủy Ngưu (bò nước); Cá kiếm - Kiếm ngư; Cá sấu - Ngạc ngư; Cá đuối - Hải diêu ngư;...
Riêng với từ Ngư, khi thêm các thanh như nặng, ngã thì sẽ có thêm các từ với nghĩa khác như: Ngự - Ngồi ở nơi cao nhất, trang trọng nhất; (khẩu ngữ) ngồi chễm chệ, đàng hoàng (hàm ý châm biếm, hài hước). Ngoài ra nó còn là từ dùng để nói về những hoạt động, thường là đi lại, của vua, hàm ý tôn kính.
Trong khi đó, Ngữ, khẩu ngữ có nghĩa là loại, hạng người hoặc vật (hàm ý coi khinh hoặc chê).
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn