Hãy thử sức với một câu đố chữ rất tinh quái sau đây. Nếu trả lời đúng thì bạn không chỉ nhanh trí mà còn có vốn từ vựng đáng nể đấy. Câu đố có nội dung như sau:
"Để nguyên nằm trên đầu, đổi cái đuôi dài nhảy vọt xuống thân", là cái gì?
Bật mí với bạn, đây là một từ để chỉ bộ phận cơ thể nằm ở trên đầu, nhưng khi đổi chữ cái cuối cùng của từ này thì nó lại trở thành từ chỉ một bộ phận khác ở thân người. Hãy chú ý đến gợi ý "cái đuôi dài" nhé. Có chữ cái nào trong tiếng Việt có cả phiên bản "ngắn" và "dài" không?
Nói đến đây, chắc hẳn nhiều người đã đoán ra được, từ được nhắc đến là gì. Đó là từ "tai", khi đổi đuổi từ "i" ngắn sang "y" dài ta có từ "tay".
Tai là giác quan phát hiện âm thanh. Tai là đặc điểm sinh học chung của các động vật có xương sống từ cá đến con người, với các biến đổi về cấu trúc tùy theo bộ và loài. Tai không chỉ hoạt động như là một cơ quan tiếp nhận âm thanh, mà còn đóng một vai trò chủ đạo trong cảm giác về thăng bằng và tư thế cơ thể. Tai là một phần của cơ quan thính giác.
Với con người, tai nằm đối xứng ở hai bên đầu. Còn tay thì nằm hai bên thân người, dưới phẩn bả vai.
Trong Tiếng Việt, ngoài các từ "tai" - "tay" ra thì còn rất nhiều từ khác chỉ bộ phận cơ thể người mà chỉ cần đổi, bỏ 1 chữ cái đi là sẽ có một từ khác, chỉ bộ phận cơ thể khác. Chẳng hạn như "tóc", bỏ "t" thành "óc",... Thế mới thấy, Tiếng Việt phong phú và có sự biến hóa diệu kỳ như nào về mặt từ vựng.
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn