Bà già thì thích/ Trẻ nít không ưa/ Mất huyền, con vật cày bừa cho ta/ Thiếu đầu là của ông già/ Bay mũ thành thứ dân ta ăn nhiều – Trong kho tàng tiếng Việt, liệu bạn có đủ tinh tế để nhận ra từ sở hữu những đặc điểm độc đáo này?
Nghe qua cũng khá phức tạp nhưng nếu chỉ chủ ý dữ liệu thứ 3 trong toàn bộ câu đố, bạn sẽ dễ dàng nghĩ ra câu trả lời. "Con vật cày bừa cho ta" ai mà chẳng biết là con Trâu. Như vậy, đáp án chính là chữ Trầu/Trâu/Râu/Rau.
Trầu là món được các cụ bà yêu thích. Theo phong tục Việt Nam "Miếng trầu là đầu câu chuyện" - miếng trầu chứa đựng nhiều ý nghĩa. Miếng trầu đi đôi với lời chào. Tương truyền việc ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với chuyện cổ tích nổi tiếng "Chuyện trầu cau". Miếng trầu gồm 4 thứ nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng) và vôi (vị nồng). Ăn trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam.
Hình ảnh con trâu được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần của người Việt từ hàng ngàn năm qua. Trong ca dao dân ca, trâu được nói đến nhiều vì trâu đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt ở nông thôn. Từ việc ví von về tuổi tác đến việc đồng áng, tình yêu nam nữ... đều có mặt trâu.
Râu thì thường có ở các ông già và rau thì nhà nào cũng hay ăn. Nghe xong đáp án, bạn có thấy câu đố này đơn giản không nào?
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn