Chương trình do Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam và Tập đoàn dược mỹ phẩm Sa sâm Việt (Vietnam Sarmentosa JSC) tổ chức, với sự tham dự của các nhà khoa học, các chuyên gia về dược liệu của Việt Nam.
Tại Việt Nam, cây sa sâm được di thực, bảo tồn phát triển vùng trồng ở vùng đất cát ven biển, xã Thạnh Hải, Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Cao chiết methanol của lá cây sa sâm có tác dụng ức chế vi khuẩn, bao gồm vi khuẩn lao ở nồng độ thích hợp. Nghiên cứu cho thấy, các chế phẩm từ sa sâm cũng có tác dụng ức chế với nhiều loại nấm gây bệnh.
Theo các chuyên gia dược liệu, thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và chế phẩm từ sa sâm Việt Nam là dược liệu tiềm năng trong chăm sóc sức khỏe, nhất là với các tác dụng bảo vệ gan (do rượu bia, viêm gan do virus...), chống oxy hóa và hạ đường huyết; giảm đau và chống viêm.
Loài dược liệu sinh trưởng, phát triển trên cát này còn có các hợp chất và một số khoáng chất phù hợp cho ứng dụng sản xuất các sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe như: bảo vệ tim mạch; điều trị ung thư do một số hoạt chất có khả năng xâm nhập tế bào để phát hiện, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào lạ (tế bào ung thư).
Khi kết hợp với một số dược liệu, sa sâm cho phép sản xuất các chế phẩm tác dụng trên hệ thống nội tiết, với tác dụng trẻ hóa tế bào Laydig (liên quan đến khả năng sản xuất testosterol ở nam giới), cải thiện tình trạng thiếu hụt nội tiết tố ở nữ giới...
Bản quyền thuộc phunuvietnam.vn