2. Chú ý đến thái độ của trẻ: Những trẻ có thái độ tích cực thường dễ thích nghi với môi trường mới và có rất nhiều bạn. Những trẻ hay xấu hổ, rụt rè, chậm thích nghi có ít bạn bè hơn, nhưng tình bạn có được thường rất sâu đậm.
Những trẻ này cũng hay lo lắng về tình bạn, thế nên hãy gần gũi trẻ để hiểu cảm giác của chúng, kể cho chúng nghe những câu chuyện tình bạn, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn với chính mình để không tạo khoảng cách với bạn bè.
3. Bố mẹ hãy nói với con về tầm quan trọng của bạn bè: Nói chuyện với con hàng ngày và có tính chất lặp lại để con ghi nhớ dần dần về việc cùng học, cùng chơi với bạn như thế nào, chơi với bạn vui ra sao… để trẻ thấy thú vị, hứng thú và tự nhiên hình thành việc tự tin chơi và nói chuyện cùng các bạn.
Bố mẹ cần kiên nhẫn với những bé nhút nhát, hay có biểu hiện của tự kỷ vì trẻ cần nhiều thời gian để mở lòng hơn các bạn khác.
Khi trẻ chơi cùng các bạn, hãy quan sát thái độ của trẻ, và kiên nhẫn nói chuyện với trẻ về việc nên hay không nên đánh bạn, nên hay không nên cướp đồ của bạn… hãy điều chỉnh thái độ của con với các bé khác một cách kiên nhẫn để định hình tính cách cho con và giúp con hòa đồng với bạn hơn.
4. Nhờ cô giáo giúp bé hòa đồng với nhóm bạn cùng tính cách: Khi vào lớp học mới, nếu con bạn khó kết bạn, hãy nhờ cô giáo cho ghép nhóm với những trẻ có tính cách tương tự. Sự giống nhau sẽ giúp bé không có cảm giác bị cô lập, sau đó để bé dần dần tham gia cùng chúng bạn trong học tập và những trò chơi trên lớp. Trẻ sẽ cảm thấy thu hút và mong muốn cùng làm chung việc với những đứa trẻ khác.